june04
10-14-2021, 04:20
Chuyên gia tên lửa của quân đội Trung Quốc cho biết độ chính xác của vũ khí siêu vượt âm có thể tăng nhiều lần nếu để AI điều khiển.
Trong bài báo xuất bản tuần trước trên tạp chí Hệ thống Kỹ thuật và Điện tử, giáo sư Xian Yong và Li Bangjie thuộc Đại học Kỹ thuật Tên lửa của quân đội Trung Quốc đề xuất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để viết phần mềm dẫn đường cho vũ khí siêu vượt âm ngay trong quá tŕnh bay thông qua một thuật toán điều khiển đặc biệt.
Hai chuyên gia nhận định điều này sẽ giúp vũ khí siêu vượt âm trở nên thông minh hơn và có nhiều quyền tự quyết định hơn, thậm chí người điều khiển không biết chúng hoạt động thế nào sau khi phóng, đồng thời giúp tăng độ chính xác "từ một tới hai bậc".
Phần mềm dẫn đường của tên lửa thông thường được cài đặt và điều chỉnh ngay tại nhà máy. Các chuyên gia nhận định phần mềm do AI viết, với thuật toán khác nhau cho từng loại vũ khí, có thể giải quyết những thách thức trong điều khiển vật thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh hoặc hơn.
Vũ khí siêu vượt âm có thể đánh trúng mục tiêu sau khi vượt qua quăng đường hàng trăm hoặc hàng ngh́n km hay không phụ thuộc vào việc xác định chính xác vị trí của ḿnh, trong khi thực hiện các thao tác cơ động phức tạp lúc bay.
Ở vận tốc siêu vượt âm, các bộ phận của tên lửa có thể nóng tới mức phá vỡ các phân tử không khí và tạo thành lớp phủ plasma bên ngoài đầu đạn. Hiện tượng này giúp giảm tiết diện radar của đầu đạn siêu vượt âm, song cũng khiến nó bị "mù và điếc" khi không thể nhận tín hiệu định vị GPS hay sử dụng các tham chiếu khác như từ trường Trái Đất để dẫn đường.
Điều này khiến tên lửa siêu vượt âm phải phụ thuộc vào cảm biến quán tính tích hợp như gia tốc kế thạch anh và con quay hồi chuyển laser để dẫn đường, song chúng chỉ có thể ước tính được vị trí. Hệ thống này đ̣i hỏi phần mềm điều khiển phức tạp và thao tác kiểm tra tại chỗ cẩn thận.
Chuyên gia Xian và Li cho biết tác động vật lư với các cảm biến trong quá tŕnh lắp ráp, vận chuyển và bảo tŕ định kỳ vũ khí siêu vượt âm là không thể tránh khỏi. Thậm chí mỗi lần vũ khí siêu vượt âm được cấp nguồn, phần cứng của chúng bị ảnh hưởng và gây sai lệch thêm với cài đặt gốc.
Hai chuyên gia nhận định có thể loại bỏ quy tŕnh cài đặt ở nơi sản xuất nếu áp dụng AI vào vũ khí siêu vượt âm. Điều này sẽ đ̣i hỏi sức mạnh tính toán đáng kể trên vũ khí, song khả thi với công nghệ hiện tại. Nghiên cứu của họ cho thấy hệ thống vũ khí siêu vượt âm dùng AI có thể bắn trúng mục tiêu với độ sai lệch chỉ 10 m.
AI sẽ hoạt động ngay sau khi phóng và trước khi vũ khí siêu vượt âm đạt vận tốc cực cao, tính toán vị trí bằng tín hiệu GPS hoặc hệ thống Bắc Đẩu, rồi so sánh với dữ liệu từ các cảm biến và đánh giá t́nh trạng thực tế. Dựa trên thông tin này, AI sẽ tạo ra thuật toán định vị cho chương tŕnh điều khiển bay của vũ khí siêu vượt âm trước khi nó chuyển sang pha hành tŕnh.
Trong chuyến bay mô phỏng, thuật toán điều khiển do AI tạo ra trải qua hàng ngh́n lần tinh chỉnh trong giai đoạn đầu của chuyến bay, toàn bộ thông tin được xử lư trên một CPU Intel Xeon. Phiên bản cuối cùng của thuật toán điều khiển được tạo ra trong khoảng 20 giây.
Chuyên gia Xian và Li cho biết tốc độ vi xử lư dùng trong chương tŕnh vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc vẫn được giữ kín, song hiệu suất của chúng đang dần tăng lên.
Giới khoa học Trung Quốc đă dùng AI để giải quyết các vấn đề khác của chuyến bay siêu vượt âm, bao gồm điều khiển động cơ và liên lạc. Trung Quốc đă biên chế một số loại vũ khí siêu vượt âm khác nhau và t́m cách ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực dân sự.
Trong bài báo xuất bản tuần trước trên tạp chí Hệ thống Kỹ thuật và Điện tử, giáo sư Xian Yong và Li Bangjie thuộc Đại học Kỹ thuật Tên lửa của quân đội Trung Quốc đề xuất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để viết phần mềm dẫn đường cho vũ khí siêu vượt âm ngay trong quá tŕnh bay thông qua một thuật toán điều khiển đặc biệt.
Hai chuyên gia nhận định điều này sẽ giúp vũ khí siêu vượt âm trở nên thông minh hơn và có nhiều quyền tự quyết định hơn, thậm chí người điều khiển không biết chúng hoạt động thế nào sau khi phóng, đồng thời giúp tăng độ chính xác "từ một tới hai bậc".
Phần mềm dẫn đường của tên lửa thông thường được cài đặt và điều chỉnh ngay tại nhà máy. Các chuyên gia nhận định phần mềm do AI viết, với thuật toán khác nhau cho từng loại vũ khí, có thể giải quyết những thách thức trong điều khiển vật thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh hoặc hơn.
Vũ khí siêu vượt âm có thể đánh trúng mục tiêu sau khi vượt qua quăng đường hàng trăm hoặc hàng ngh́n km hay không phụ thuộc vào việc xác định chính xác vị trí của ḿnh, trong khi thực hiện các thao tác cơ động phức tạp lúc bay.
Ở vận tốc siêu vượt âm, các bộ phận của tên lửa có thể nóng tới mức phá vỡ các phân tử không khí và tạo thành lớp phủ plasma bên ngoài đầu đạn. Hiện tượng này giúp giảm tiết diện radar của đầu đạn siêu vượt âm, song cũng khiến nó bị "mù và điếc" khi không thể nhận tín hiệu định vị GPS hay sử dụng các tham chiếu khác như từ trường Trái Đất để dẫn đường.
Điều này khiến tên lửa siêu vượt âm phải phụ thuộc vào cảm biến quán tính tích hợp như gia tốc kế thạch anh và con quay hồi chuyển laser để dẫn đường, song chúng chỉ có thể ước tính được vị trí. Hệ thống này đ̣i hỏi phần mềm điều khiển phức tạp và thao tác kiểm tra tại chỗ cẩn thận.
Chuyên gia Xian và Li cho biết tác động vật lư với các cảm biến trong quá tŕnh lắp ráp, vận chuyển và bảo tŕ định kỳ vũ khí siêu vượt âm là không thể tránh khỏi. Thậm chí mỗi lần vũ khí siêu vượt âm được cấp nguồn, phần cứng của chúng bị ảnh hưởng và gây sai lệch thêm với cài đặt gốc.
Hai chuyên gia nhận định có thể loại bỏ quy tŕnh cài đặt ở nơi sản xuất nếu áp dụng AI vào vũ khí siêu vượt âm. Điều này sẽ đ̣i hỏi sức mạnh tính toán đáng kể trên vũ khí, song khả thi với công nghệ hiện tại. Nghiên cứu của họ cho thấy hệ thống vũ khí siêu vượt âm dùng AI có thể bắn trúng mục tiêu với độ sai lệch chỉ 10 m.
AI sẽ hoạt động ngay sau khi phóng và trước khi vũ khí siêu vượt âm đạt vận tốc cực cao, tính toán vị trí bằng tín hiệu GPS hoặc hệ thống Bắc Đẩu, rồi so sánh với dữ liệu từ các cảm biến và đánh giá t́nh trạng thực tế. Dựa trên thông tin này, AI sẽ tạo ra thuật toán định vị cho chương tŕnh điều khiển bay của vũ khí siêu vượt âm trước khi nó chuyển sang pha hành tŕnh.
Trong chuyến bay mô phỏng, thuật toán điều khiển do AI tạo ra trải qua hàng ngh́n lần tinh chỉnh trong giai đoạn đầu của chuyến bay, toàn bộ thông tin được xử lư trên một CPU Intel Xeon. Phiên bản cuối cùng của thuật toán điều khiển được tạo ra trong khoảng 20 giây.
Chuyên gia Xian và Li cho biết tốc độ vi xử lư dùng trong chương tŕnh vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc vẫn được giữ kín, song hiệu suất của chúng đang dần tăng lên.
Giới khoa học Trung Quốc đă dùng AI để giải quyết các vấn đề khác của chuyến bay siêu vượt âm, bao gồm điều khiển động cơ và liên lạc. Trung Quốc đă biên chế một số loại vũ khí siêu vượt âm khác nhau và t́m cách ứng dụng công nghệ này vào lĩnh vực dân sự.