PDA

View Full Version : Không tin nổi xác ướp c̣n nguyên vẹn giữa sa mạc Trung Quốc


TinNhanh247
10-29-2021, 08:31
Cát lẫn với muối cùng nhiệt độ nóng khô đă tạo ra một môi trường bảo quản hoàn hảo, ngăn không cho vi sinh vật ăn xác hoạt động.

Bên trong ḷng chảo lưu vực Tarim, một khu vực sa mạc phía Tây Trung Quốc ngày nay có một nghĩa địa thuyền. Bên trong mỗi chiếc thuyền đều chứa một xác ướp có niên đại hàng ngàn năm. Tất cả đều được bọc vải len và bảo quản trong t́nh trạng vô cùng hoàn hảo.

Tại sao trong sa mạc lại có thuyền, và tại sao những xác ướp này lại được bảo quản nguyên vẹn đến vậy?

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1906812&stc=1&d=1635496111

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1906813&stc=1&d=1635496111
Hóa ra, khu vực ḷng chảo Tarim trước đây từng được xác định là một vùng biển nội địa đă khô hạn. Khi cạn nước, nó h́nh thành lên sa mạc Taklamakan. Cát lẫn với muối cùng nhiệt độ nóng khô đă tạo ra một môi trường bảo quản hoàn hảo, ngăn không cho vi sinh vật ăn xác hoạt động.

Đó là lí do những xác ướp này không bị phân hủy trong suốt hàng ngàn năm.

Những chiếc quan tài thuyền thực ra cũng chỉ là mô h́nh úp ngược. Chúng được bọc da gia súc, trên đầu mỗi ngôi mộ gắn các cột trụ như cột buồm và xung quanh có các mái chèo. Đó có thể là một văn hóa của người dân bản địa ở khu vực này, khi trong quá khứ ở đây vẫn c̣n các ốc đảo nhỏ và hành lang sông suối được nuôi dưỡng bằng nước chảy xuống từ các ngọn núi cao biệt lập quanh đó.

Trên thực tế, ḷng chảo Tarim cũng từng là một ngă tư giao thoa giữa văn hóa Đông-Tây trên Con đường Tơ lụa. "Mặc dù các xác ướp ngày nay đang ở giữa sa mạc, nhưng chúng đă từng ở gần bờ của một ốc đảo ven sông tươi tốt. Họ có thể sử dụng thuyền trong cuộc sống hàng ngày của ḿnh để đánh cá và vận chuyển", Christina Warinner, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học Harvard cho biết.

Nhưng cũng chính v́ vậy, nguồn gốc của các xác ướp đă từng là một bí ẩn lớn. Kể từ khi được phát hiện đầu những năm 1990, những xác ướp này đă bị lầm tưởng là những người Châu Âu di cư từ Phương Tây tới. Đó là bởi ngoại h́nh của họ với chiếc mũi cao và tóc nâu.

Các đồ vật được chôn cùng trong quan tài thuyền cũng là quần áo dệt từ nỉ, đồ tạo tác bằng đồng, gia súc, cừu, dê, lúa ḿ, kê và thậm chí cả pho mát. Nhiều trong số đó phản ánh một nền nông nghiệp và tiểu thủ công của Phương Tây.

V́ vậy, các xác ướp này c̣n được cho là bằng chứng để nói người Phương Tây đă mang nền văn minh đồ đồng của họ sang Trung Quốc qua ḷng chảo Tarim.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1906814&stc=1&d=1635496111
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature bây giờ đă cho thấy câu chuyện thực tế có thể rất khác. Theo đó, những xác ướp trong quan tài thuyền ở Tarim có thể là hậu duệ của những người bản địa. Tổ tiên của họ là những bộ tộc săn bắn hái lượm sống cách chúng ta 9.000 năm ở khu vực ngày nay là miền nam Siberia và bắc Kazakhstan.

Danh tính của những cư dân sớm nhất đặt chân đến vùng đất trung tâm Châu Á này vốn vẫn là một vấn đề gây tranh luận. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng các nền văn hóa sớm nhất ở Tarim đă phát sinh từ một cộng đồng dân cư địa phương cô lập về mặt di truyền. Họ đă ứng dụng các hoạt động chăn nuôi nông nghiệp giống với vùng lân cận, cho phép họ định cư và phát triển dọc theo các ốc đảo ven sông sa mạc Taklamakan".

Để đi được đến kết luận này, nhóm các nhà khoa học gồm 34 thành viên đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, đă tiến hành lấy mẫu DNA từ 13 xác ướp trong quan tài thuyền được t́m thấy ở vị trí trũng nhất của Tarim.

Các xác ướp này đều được bảo quản tốt và t́m thấy trong giai đoạn từ năm 1979 đến 2017. Họ được xác định là đă sống cách đây từ 3.700-4.100 năm. DNA của những xác ướp này được đem so sánh với 5 xác ướp khác có niên đại trên 5.000 năm được t́m thấy ở lưu vực Dzungarian gần đó.

Tuy nhiên, kết quả phân tích DNA giữa hai nhóm người này lại không cho thấy sự trùng khớp, nghĩa là họ không có tổ tiên giống nhau. Trong khi, những người sống ở lưu vực Dzungarian đă được chứng minh là đến từ phương Tây với một nền nông nghiệp và thủ công kỹ nghệ được du nhập từ phương tây vào Trung Á.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1906815&stc=1&d=1635496111
V́ không có sự trùng khớp nào, các nhà khoa học tiếp tục so sánh DNA của các xác ướm Tarim với hơn 100 nhóm người cổ đại và 200 nhóm dân số hiện đại từ khắp nơi trên thế giới. Kết quả cho thấy những xác ướp có tổ tiên là người sống trong thời kỳ đồ đá cách đây 9.000 năm ở khu vực nam Siberia và bắc Kazakhstan ngày nay.

Những người này đă có một nền văn hóa săn bắn hái lượm khi họ sống ở kỷ Pleistocen nhưng đă biến mất phần lớn vào cuối kỷ băng hà cuối cùng. Một trong số những hậu duệ ít ỏi c̣n sót lại của họ đang sống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số phía Tây Bắc Trung Quốc ngày nay.

Giải thích tại sao người ở Tarim lại có ngoại h́nh khá đặc biệt khác với người Châu Á, các nhà nghiên cứu viết: "Đặc điểm cơ thể được cho là Phương Tây của xác ướp Tarim có lẽ đến từ việc họ có mối liên hệ với nguồn gen Bắc Âu cổ đại từ thời kỳ Pleistocen".

C̣n nền nông nghiệp và thủ công nghiệp giống với Phương Tây của họ lại được truyền lại rất lâu sau đó, có thể là bởi chính nền văn hóa Dzungarian ở bên cạnh.

"Trao đổi văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với quan hệ di truyền. Chỉ bởi hai nhóm người này giao dịch với nhau, không nhất thiết là họ sẽ kết hôn hoặc có con với nhau", Michael Frachetti, một nhà khảo cổ học tại Đại học Washington cho biết.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1906816&stc=1&d=1635496111
Đồng ư với quan điểm đó, Warinner nói: "Mặc dù bị cô lập về mặt di truyền, các dân tộc thời kỳ đồ đồng ở ḷng chảo Tarim có tính quốc tế rất cao về văn hóa. Họ đă xây dựng nền ẩm thực của ḿnh xung quanh lúa ḿ và sữa từ Tây Á, kê từ Đông Á và các cây thuốc như Ephedra từ Trung Á".

Nghiên cứu mới trên Nature bây giờ đă giải mă được một trong những nút thắt bí ẩn trên Con đường Tơ lụa. Đồng thời, nó cũng là một mảnh ghép quan trọng để hiểu về lịch sử di cư của các cộng đồng sống trên thảo nguyên Á-Âu thời cổ đại.