PDA

View Full Version : Hà Nội "quá thận trọng" khi mới chỉ thí điểm cách ly F1 tại nhà? Thứ Năm, 16:01, 18/11/2021


Romano
11-18-2021, 17:11
Theo các chuyên gia, Bộ Y tế đă có những hướng dẫn rất chi tiết, trường hợp nào đủ điều kiện mới được cách ly tại nhà. Hà Nội có đặc thù riêng, song thành phố thí điểm cách ly F1 tại nhà là “quá thận trọng”.
Từ ngày 17/11, Hà Nội triển khai thí điểm các ly các trường hợp tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 (F1) tại nhà. Đây không phải là điều mới mẻ khi nhiều địa phương đă thậm chí đă thực hiện cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà khi đợt dịch thứ tư bùng phát mạnh, nhất là tại các tỉnh thành phía Nam. TP.HCM hay B́nh Dương, với số ca mắc COVID-19 lớn, đă là những địa phương đầu tiên thí điểm và sau đó triển khai rộng răi cách ly và điều trị F1, F0 tại nhà.

Sau khi đợt dịch thứ tư dần được kiểm, các tỉnh thành trên cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 và đưa cuộc sống trở lại “b́nh thường mới”. Theo đó, nhiều biện pháp chống dịch nước nới lỏng, các địa phương dần mở cửa, các hoạt động được nối lại... cũng khiến số F0 mới trên cả nước gia tăng.Trong những ngày qua, TP. Hà Nội cũng liên tiếp ghi nhận những con số mắc COVID-19 mới kỷ lục. Với diễn biến dịch bệnh mới, khi tỷ lệ phủ vaccine cao và đă chủ động các biện pháp “đón dịch”, đă có nhiều ư kiến đề xuất Hà Nội thực hiện cách ly và điều trị các đối tượng F1, F0 tại nhà.


Tại cuộc làm việc sáng 2/11 với lănh đạo TP. Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về pḥng chống dịch COVID-19, cho rằng cùng với kế hoạch ứng phó dịch bệnh đă chuẩn bị, Hà Nội cũng phải tập dượt phương án khác. Trong đó có phương án cách ly F1, điều trị F0 tại nhà.

Bên cạnh đó, theo ư kiến các chuyên gia, sau hơn 1 tháng mở cửa vừa qua, Hà Nội đă ghi nhận con số lây nhiễm mới hàng trăm ca mắc/ngày, trong đó, kỷ lục ngày 15/11 có 289 ca COVID-19, trong đó có 47 ca cộng đồng. Điều này phản ánh người dân Hà Nội pḥng, chống dịch tốt.

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng Hà Nội có lư do v́ là thành phố đông người, ư thức của nhiều người dân hiện chưa tốt nên lo ngại việc cách ly tại nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến lây lan trong cộng đồng.

Đó là quan điểm của Hà Nội, tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, như thế cũng là “quá thận trọng”.

“Bộ Y tế đă có những hướng dẫn rất chi tiết, trường hợp nào đủ điều kiện mới được cách ly tại nhà. TP. Hà Nội quá thận trọng, mặc dù, nguy cơ lây nhiễm dịch khi cách tại nhà là có nếu người dân không tuân thủ tốt các quy định pḥng, chống dịch và có thể làm lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Tuy nhiên, nếu đối chiếu theo quy định của Bộ Y tế th́ đă rất chặt chẽ. Các đối tượng phải đủ điều kiện mới được cách ly tại nhà. Điều quan trọng ở đây liên quan đến nơi ở, pḥng cách ly, quy tŕnh cách ly và con người tham gia có đủ ư thức và cam kết thực hiện hay không. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đă giao trách nhiệm cho các Tổ COVID-19 cộng đồng, các chính quyền địa phương, phường, xă tham gia kiểm tra, hướng dẫn, giám sát quy tŕnh cách ly… Như vậy, chúng ta vẫn có thể cách ly tại nhà để đạt được mục đích tách nguy cơ lây nhiễm ra khỏi cộng đồng”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nói.Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng khẳng định, việc Hà Nội triển khai cách ly F1 tại nhà mặc dù muộn nhưng cũng rất phù hợp, tạo điều kiện cho người dân. Đây cũng là mong mỏi của người dân trong thời gian qua.

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện cách ly F1 theo các h́nh thức: Cách ly tại nhà với người đủ điều kiện; Cách ly tập trung tại nơi cách ly tập trung do chính quyền quản lư trong 14 ngày; và Cách ly tập trung tại khách sạn (có chỉ định) tự trả phí.

Lănh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, việc thí điểm cách ly F1 tại này trên địa bàn thành phố không áp dụng với 4 nhóm đối tượng (gồm người cao tuổi, có bệnh nền, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi) có đủ điều kiện, như một số quận/huyện/thị xă đang làm, mà áp dụng với cả các đối tượng F1 khác. Theo đó, trường hợp F1, nếu đủ điều kiện như nhà có pḥng riêng, có nhà vệ sinh riêng, đáp ứng yêu cầu thu gom rác thải, có người chăm sóc... th́ có thể đề nghị cách ly tại nhà.

Vấn đề về thực hiện cách ly F1 tại nhà ở các phương, trong đó có Hà Nội, đă được ĐBQH nêu lên trong phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế trước Quốc hội sáng 10/11.

ĐBQH đoàn Quảng B́nh đặt vấn đề, nhiều người đă tiêm đủ 2 mũi vaccine, đeo khẩu trang... nhưng chỉ cần đi chung thang máy với F0 khoảng vài chục giây là đă trở thành F1 và bị bắt buộc đưa đi cách ly tập trung trong thời gian khoảng 14 ngày. Trong khi đó, họ hoàn toàn có đủ điều kiện để tự cách ly tại căn hộ và cam kết thực hiện việc cách ly. Cách làm này gây lăng phí về nguồn lực, gây tổn hại về tinh thần, dễ lây nhiễm chéo và không phù hợp với t́nh h́nh thực tiễn hiện nay.

Trả lời chất vấn và tranh luận của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Bộ Y tế đă trao đổi với TP. Hà Nội trong những trường hợp như vậy th́ không bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế đă nêu rất rơ trường hợp như vậy chỉ cách ly tại nhà 7 ngày”.

Hiện nay, TP. Hà Nội cũng xuất hiện nhiều ổ dịch mới trong cộng đồng, diễn biến phức tạp, khó lường. Các chuyên gia cảnh báo, Hà Nội luôn luôn cần cảnh giác cao độ, đồng thời, xem xét áp dụng cách ly tại nhà, thu gọn cách ly tập trung. Chuẩn bị cơ sở điều trị để nếu dịch có bùng ra không bị động.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự pḥng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhấn mạnh vai tṛ của người dân: “V́ dịch ở trong dân, mà chỉ có người dân thực hiện tốt các biện pháp pḥng, chống dịch mới có hiệu quả. Trong đó, người dân cần tiếp tục thực hiện thật tốt thông điệp 5K để cắt đứt chuỗi lây nhiễm”./.