PDA

View Full Version : Mượn sách của bạn, nữ sinh choáng trước trang sách toàn chữ là chữ, nhìn phát biết ngay dân chuyên Văn


nguoiduatinabc
12-16-2021, 13:49
Môn Ngữ Văn thường bị coi là cơn ác mộng của nhiều học sinh. Bởi vì bạn phải dùng tâm hồn bay bổng để cảm thụ, ý thơ thì dài lê thê chưa kể môn học này có quá nhiều lý thuyết. Thầy cô cũng thường giảng liền mạch nên việc không kịp ghi chép là chuyện bình thường.

Dân chuyên Văn thường sẽ nhanh tay chép ý vào sách giáo khoa, mỗi một đoạn lại một màu mực khác cho dễ nhận ra. Vậy nên, nếu muốn biết ai học chăm Văn cứ nhìn vào sách giáo khoa. Nếu sách dày đặc chữ thì đúng là dân học Văn, còn nếu sách trống trơn chắc hẳn trong giờ không học hay lại làm chuyện riêng không chú ý nghe giảng rồi!

Mới đây, một trang sách giáo khoa Ngữ Văn được chia sẻ lên group Trường Người Ta khiến dân tình không khỏi choáng vì 'xung quanh chỉ toàn là chữ'. Nhìn thật kỹ mới có thể nhận ra đây là bài thơ Tây Tiến trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1950651&stc=1&d=1639662547

Tất cả những chỗ còn trống trên trang sách đã được ghi dày đặc những ý phân tích tác phẩm bằng hai loại mực đen và đỏ. Chưa kể, bạn học sinh này còn phải dán thêm 3 tờ giấy nhớ mới đủ ghi hết những ý cần lưu ý của mình. Nhìn thoáng qua thôi cũng đủ biết đây đích thị là dân chuyên Văn rồi.

Cách học này cũng được rất nhiều bạn áp dụng để 'trị' môn học khó nhằn này. Học trò thường sẽ phải tốc ký, gạch từ khóa rồi ghi ý chính hay biện pháp nghệ thuật đặc biệt. Cầu kì hơn mỗi đoạn sẽ có một màu mực khác nhau khiến quyển sách giáo khoa như ngập tràn bảy sắc cầu vồng.

Cũng có những bạn giống cô học trò trong ảnh, không đủ chỗ viết phải lấy hẳn tập giấy note đè lên góc bên phải. Ai cũng nhận xét ghi vào sách giáo khoa sẽ tiện hơn ghi vào vở vì nay mai cứ giở đến bài đó đọc một lần là nhớ ngay chưa kể việc viết kín trang thế này sẽ tạo cảm giác mình chăm học hơn hẳn.

Ngay sau khi bức ảnh trên được đăng tải đã thu hút lượng like và bình luận lớn từ cộng đồng mạng, đủ thấy đây chẳng phải nỗi lòng riêng của bất kỳ dân học Văn nào.