Log in

View Full Version : Chạy bộ có thể thúc đẩy quá tŕnh xử lư của năo bộ như thế nào?


Romano
12-27-2021, 07:23
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) đă phát hiện ra, chỉ 10 phút chạy bộ với cường độ vừa phải có thể giúp ích cho phần năo bộ đóng vai tṛ quan trọng trong việc kiểm soát tâm trạng và các chức năng điều hành.
Hoạt động thể chất mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như cải thiện tâm trạng. Trong đó, chạy bộ luôn đóng một vai tṛ quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Scientific Reports đă chứng minh điều đó.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xem xét kỹ tác động của việc chạy bộ lên các vùng năo kiểm soát tâm trạng và các chức năng điều hành.Giáo sư Hideaki Soya giải thích: “Với mức độ kiểm soát điều hành cần thiết trong phối hợp cân bằng, chuyển động và lực đẩy trong khi chạy, sẽ có sự gia tăng kích hoạt tế bào thần kinh trong vùng vỏ năo trước trán và các chức năng khác trong vùng này sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng các nguồn lực năo bộ”.

Nhóm nghiên cứu đă sử dụng Kiểm tra từ màu Stroop (hiệu ứng Stroop) và thu thập dữ liệu về những thay đổi huyết động liên quan đến hoạt động của năo trong khi những người tham gia thực hiện từng nhiệm vụ.

Ví dụ, trong một nhiệm vụ, thông tin không phù hợp được hiển thị, tức là từ màu đỏ được viết bằng màu xanh lá cây và người tham gia phải đặt tên cho màu đó chứ không phải đọc to từ đó. Để làm như vậy, năo phải xử lư cả hai tập hợp thông tin và ức chế thông tin không liên quan. Hiệu ứng Stroop được định lượng bằng sự khác biệt về thời gian phản hồi cho nhiệm vụ này và thời gian phản hồi đối với phiên bản đơn giản hơn của nhiệm vụ - nêu rơ tên của các mẫu màu.

Theo kết quả nghiên cứu, sau 10 phút chạy ở cường độ vừa phải, thời gian hiệu ứng Stroop đă giảm đáng kể. Sau khi chạy, những người tham gia cho biết họ có tâm trạng tốt hơn.

Tác giả nghiên cứu Chorphaka Damrongthai cho biết: “Điều này được hỗ trợ bởi những phát hiện về các hoạt động ngẫu nhiên ở vùng vỏ năo trước trán liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng”.

Nghiên cứu này không chỉ làm sáng tỏ những lợi ích hiện tại của việc chạy bộ mà c̣n về vai tṛ khả dĩ của những lợi ích này trong lịch sử tiến hóa của con người./.