PDA

View Full Version : "Lá cờ máu" ở thánh đường linh thiêng: Iran quyết trả thù - Mỹ, Israel phập phồng lo sợ


therealrtz
01-01-2022, 03:32
Chưa đầy 24 giờ sau vụ UAV Mỹ ám sát Tướng Soleimani bên ngoài Sân bay Baghdad ở Iraq, "lá cờ máu" đă được kéo lên ở Tehran đánh dấu tuyên bố trả thù của Iran.

"Lá cờ máu" và cuộc chiến giữa Iran, Mỹ và Israel

Ngày 4/1/2020, các kênh truyền h́nh của Iran đă đồng loạt đăng tải h́nh ảnh lá "cờ đỏ" đ̣i nợ máu được kéo lên trên đỉnh nóc giáo đường Jamkaran ở Thành phố Qom - thánh địa linh thiêng nhất đối với những người Hồi giáo theo giáo phái Shia (Shiite).

Được biết, theo thường lệ trên đỉnh thánh đường Jamkaran sẽ là cờ màu xanh lá cây hoặc xanh dương đại diện cho Hồi giáo Shia. Không chỉ có thánh đường Jamkaran, "cờ đỏ" cũng xuất hiện trong các buổi lễ tưởng niệm Tướng Qasem Soleimani trên khắp Iran.

Và đây cũng là thông điệp Tehran muốn gửi tới Washington và Tel Aviv, rằng họ sẽ báo thù cho cái chết của Tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - người bị máy bay không người lái (UAV) của Mỹ ám sát trước đó 1 ngày.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1965959&stc=1&d=1641007887
Lá cờ với ḍng chữ "Ai sẽ trả nợ máu cho al-Husayn" lần đầu tiên được treo lên thánh đường Jamkaran vào năm 2020 như khẳng định Iran sẽ trả thù cho Tướng Soleimani (Ảnh: The Sun).

"Cờ đỏ" tượng trưng cho đổ máu bất công và c̣n là lời kêu gọi trả thù cho người bị hại. Nội dung trên lá cờ ngoài một câu kinh Qur'an c̣n viết thêm những ḍng chữ: "Ai sẽ trả nợ máu cho al-Husayn".

"Lá cờ máu" hay lá "cờ đỏ" của người Shia có từ thế cuối thế kỷ 7. Lần đầu tiên nó được sử dụng như một lời hiệu triệu báo thù cho cái chết của Imam đầu tiên của ḍng Hồi giáo Shia - Husayn ibn Ali hay Hussein ibn Ali trong trận chiến Karbala.

Đây là một trong những sự kiện dẫn đến sự chia cắt của thế giới Hồi giáo bởi hai ḍng ḍng Hồi giáo Shia và Sunni.

Lá cờ này chưa từng được treo trên nóc giáo đường Jamkaran kể từ thời Trung cổ, cho tới tận ngày nay, do đó đây là lần đầu tiên nó được sử dụng kể từ khi Iran lập quốc và đánh dấu cuộc báo thù của Iran nhằm vào Mỹ, Israel và các đồng minh Trung Đông.

Lính Mỹ, Israel đă phải trải qua cảm giác "phập phồng lo sợ" và nỗi kinh hoàng trước 22 tên lửa đạn đạo của IRGC trong chiến dịch được đặt tên "Chiến dịch Nỗi đau Soleimani" diễn ra vào 4 ngày sau đó - khiến hơn 100 binh lính nước này được chẩn đoán đă bị tổn thương năo.

Nhưng cuộc chiến khi đó mới chỉ bắt đầu...

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1965960&stc=1&d=1641007887

Sau hơn 730 ngày "chiến đấu", ai đă thắng ai?

Nh́n nhận về cuộc chiến trong 2 năm qua giữa một bên là Iran và các đồng minh địa phương và bên c̣n lại là Mỹ và Israel, chúng ta tạm thời có thể kết luận rằng Tehran "đang ở trên thế thắng".

Gần như toàn bộ các mục tiêu mà Iran đặt ra trước, trong và sau cái chết của Tướng Soleimani đều đă hoặc gần như đă đạt được.

Đầu tiên là việc lực lượng Mỹ phải "cút" khỏi Iraq và rộng hơn là khu vực Trung Đông và Trung Á.

Quá tŕnh rút quân khởi đầu bằng việc Lầu Năm Góc rút "lá chắn pḥng không" khỏi Arab Saudi vào mùa hè năm 2020, rút bớt lực lượng hải quân khỏi Trung Đông vào tháng 2/2021, rút quân khỏi Afghanistan vào mùa hè và "chốt hạ" bằng việc rút toàn bộ lực lượng chiến đấu khỏi Iraq.

Ngày 22/12/2021, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Chiến dịch Liên hợp Iraq Tahsin al-Khafaji cho biết, các đơn vị chiến đấu của liên quân quốc tế đă rời khỏi đất nước ngoại trừ các cố vấn quân sự ở lại Iraq.

Có thể nói Tehran đă rất gần với mục tiêu cuối cùng - ngoài lực lượng Mỹ đóng tại căn cứ Al-Tanf và miền đông Syria - thứ sẽ không thể tồn tại lâu nếu thiếu hậu cần từ Iraq.

Tính tới thời điểm hiện tại, ṿng đàm phán thứ 8 giữa Mỹ và Iran để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) đă được tiến hành - bất chấp khác biệt giữa hai nước khiến quá tŕnh đàm phán chậm trễ cũng như các động thái "chọc gậy bánh xe" của Israel.

Nhiều khả năng thỏa thuận sẽ được công bố vào năm 2022 - đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ dưới thời ông Trump.

Cùng với việc lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran chính thức hết hạn vào ngày 18/10/2020 - các rào cản trong hợp tác quân sự giữa Iran và các nước khác cũng đă chính thức được tháo bỏ.

Hôm 30/12, truyền thông Nga đă ṛ rỉ tin tức về việc Iran đă quyết định trang bị cho ḿnh ít nhất 24 tiêm kích đa năng Su-35S của Nga và đơn hàng có khả năng mở rộng lên tới 36 chiếc.

Đây là đơn hàng nhập khẩu vũ khí đầu tiên của Tehran sau khi lệnh cấm vận được tự động gỡ bỏ - mở đường cho việc trang bị các vũ khí tinh vi hơn như hệ thống S-400.

Cuối cùng, việc mua sắm vũ khí chỉ là "bề nổi của tảng băng".

"Bề ch́m" đó là cán cân quân sự trong khu vực đă không thể đảo ngược - Iran đang trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực, một đối thủ mà ngay cả Israel, nước được coi là mạnh nhất Trung Đông cũng phải dè chừng.

Hôm 30/12, tờ Haaretz của Israel cho biết Lực lượng Pḥng vệ Israel (IDF) đă tŕnh bày với chính phủ nước này một số kịch bản tấn công các mục tiêu của Iran.

IDF đă nhận được khoản ngân sách bổ sung khoảng 2,9 tỷ USD giúp tăng cường kho bằng các loại vũ khí tiên tiến, khả năng khai thác mục tiêu quân sự và tiến hành các cuộc tập trận - tất cả đều nhằm chuẩn bị cho khả năng tấn công Iran.

Tuy nhiên cũng chính IDF đă phải thừa nhận rằng "rất khó để đánh giá kết quả hoặc tác động" của các cuộc tấn công đối với chương tŕnh hạt nhân của Tehran và rằng "Iran cũng đă tăng cường đáng kể kho vũ khí tên lửa tầm xa, có thể dễ dàng bắn trúng bất kỳ điểm nào của Israel".

Điều này đồng nghĩa với một cảnh báo cho chính Tel Aviv rằng "cái giá phải trả" cho việc hành động quân sự nhằm vào Iran sẽ rất rất đắt.

Và có lẽ trong tương lai gần, Tel Aviv sẽ chỉ có thể thực hiện các cuộc khai hỏa tên lửa "thông minh" từ Lebanon, Golan vào các "mục tiêu Iran" ở Syria - một nỗ lực giống như "giăy dụa khi dây thừng đă tṛng vào cổ".

VietBF @ Sưu tầm