Log in

View Full Version : HN: Nhiều người cảm thấy bị bỏ rơi trước làn sóng Covid-19


june04
01-15-2022, 03:34
Anh Thắng, 36 tuổi, ở Láng Hạ, nhiều ngày qua ṃn mỏi chờ cuộc gọi từ y tế địa phương để được hướng dẫn điều trị Covid nhưng không có hồi âm.

Trước đó, anh tự test nhanh, kết quả dương tính. Anh t́m số điện thoại của phường để báo, được cung cấp một số điện thoại khác để gặp cán bộ y tế ở nơi cư trú. "Họ tiếp tục đưa tôi một số liên hệ khác, dặn nếu máy bận th́ có thể cứ gọi đi gọi lại. Rốt cuộc cũng không có người trả lời", anh Thắng nói. Hôm sau, anh kết nối được với một nhân viên y tế, khai báo các thông tin về bệnh nền, tiền sử tiêm vaccine,... nhưng không được hướng dẫn hay xử trí ǵ v́ chưa có kết quả xét nghiệm PCR (có giá trị khẳng định).

Anh tự t́m nơi xét nghiệm PCR tại nhà. Tối đó, anh ho nhiều, sốt cao, cơ thể lúc nóng lúc lạnh, cố gắng gọi y tế phường nhưng bất thành. Anh tự bổ sung các loại vitamin tổng hợp, nước, hoa quả và xông để tự điều trị. Do c̣n trẻ, không bệnh nền, đă tiêm hai mũi vaccine, anh tự trấn an "sẽ sớm khỏi bệnh". 5 ngày sau, y tế gọi điện và cử người đến giăng dây để cách ly. Khi đó, anh đỡ ho, không c̣n đau đầu, chỉ c̣n sốt nhẹ. Thời gian cách ly tính từ ngày y tế đến, tức là thêm 5 ngày.

"Giờ mắc Covid th́ tự chữa, chứ gọi măi cũng không được mà không thể ngồi chờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải thực hiện đúng quy tŕnh để thông báo ḿnh là F0 để được cấp giấy khỏi bệnh c̣n yên tâm đi làm sau này", anh Thắng nói.

Cũng ṃn mỏi chờ y tế hỗ trợ trong vô vọng, gia đ́nh chị Linh (ngụ Ba Đ́nh, đang mang thai 36 tuần) phải tự xoay xở chữa bệnh ở nhà. Chồng, con gái một tuổi, chị gái và mẹ của chị đều nhiễm bệnh. Hàng ngày, thai phụ liên tục gọi y tế phường nhưng điện thoại đều báo bận. "Cả nhà đều đă tiêm vaccine, biểu hiện bệnh nhẹ nhưng vẫn lo lắng v́ không được y tế hướng dẫn. Rồi khi test âm tính th́ phải gọi ai, ai cấp giấy khỏi bệnh, xử trí, thu dọn rác thải thế nào...", chị chia sẻ.

Những người bạn của chị Linh nhiễm bệnh cũng tự chăm sóc tại nhà, không được cấp thuốc hay giúp đỡ. "Cảm giác như bị bỏ rơi. Mọi người thường xuyên gọi cho nhau để chia sẻ cách chăm sóc F0 tại nhà và động viên vượt qua bệnh tật", chị kể.

F0 tại Hà Nội liên tục tăng nhanh trong một tuần gần đây. Riêng ngày 14/11 số ca vượt 3.000 - tăng áp lực lên lực lượng y tế và các bệnh viện đang quá tải. Hiện, các trạm y tế chỉ khoảng 8-10 nhân viên phục vụ hàng chục ngh́n người. Ngoài ra, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị xuống cấp, y tế cơ sở gặp nhiều khó khăn nên "khó có thể chu đáo hết với tất cả mọi người".

Điều này dẫn đến tâm lư F0 lo lắng hơn. Nhiều người mang tâm lư không cần y tế hỗ trợ mà chỉ cần báo quân số và được cấp giấy chứng nhận đă khỏi bệnh khi test nhanh âm tính, theo yêu cầu của nơi làm việc hoặc địa phương.


Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên (Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19, thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nói đây là tâm lư sai lầm, không nên. Anh đánh giá, việc liên hệ y tế phường là khâu quan trọng khi phát hiện ḿnh dương tính để được hướng dẫn xử trí ban đầu, dinh dưỡng, dấu hiệu trở nặng. Trường hợp F0 trở nặng, y tế phường là đầu mối và kết nối chuyển viện kịp thời. "Kể cả đă tiêm vaccine cũng có tỷ lệ 2-5% nặng, nguy kịch, tuỳ thuộc vào thể trạng và thời điểm tiêm vaccine...", bác sĩ nói.

Ngoài ra, y tế phường phụ trách khoanh vùng, xác định ổ dịch, hạn chế lây nhiễm, bảo vệ người xung quanh. Đây là quy tŕnh bắt buộc cần người dân đảm bảo để chăm sóc sức khỏe cho ḿnh và mọi người. "Việc cấp giấy khỏi bệnh chỉ là một trong các quy tŕnh. Chưa kể, người đă mắc bệnh cũng có nguy cơ mắc lại nên không được chủ quan", bác sĩ khuyến cáo.

Theo lănh đạo quận Đống Đa, khối lượng công việc tại trạm y tế cơ sở đang rất lớn, lực lượng mỏng. Nhân viên vừa xử lư t́nh huống bệnh chuyển nặng vừa làm nhiệm vụ điều tra, xét nghiệm... nên khó bề trả lời tất cả các cuộc gọi đến. C̣n ở quận Hoàng Mai, trạm y tế phường Định Công chỉ có 9 y bác sĩ, đều là nữ, phụ trách 50.000 dân từ lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn F0, tiêm chủng...

Trước đó, Hà Nội đă thành lập các tổ, nhóm Zalo kết nối với người dân. Admin nhóm có thể là trưởng trạm y tế, kết nối với cả nhà thuốc tư nhân lẫn pḥng khám trong group để liên tục có hỗ trợ, người dân có thể tham khảo và nhờ tư vấn, giảm áp lực cho trạm y tế cố định. Hoặc mạng lưới Thầy thuốc đồng hành hỗ trợ, tư vấn qua điện thoại. Nếu F0 có 3-4 yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ báo y tế địa phương để chuyển cấp cứu.

Trước t́nh trạng nhiều F0 không thể liên lạc với lực lượng y tế, lănh đạo Sở Y tế Hà Nội đă yêu cầu các địa phương cần thay đổi cách tiếp cận trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân F0 tại nhà, trong đó tập trung quản lư rủi ro để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng, trường hợp tử vong.

Sở chỉ đạo trung tâm y tế các quận huyện, và đề nghị các địa bàn nóng như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai bổ sung số điện thoại, các nhóm Zalo, để người dân dễ liên hệ; đẩy nhanh việc cập nhật bệnh nhân cũng như việc tiêm chủng trên hệ thống phần mềm để tạo thuận lợi cho công tác quản lư; huy động sự tham gia của các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành, hệ thống y tế tư nhân, cán bộ y tế nghỉ hưu, lực lượng sinh viên y tế... tham gia pḥng chống dịch và quản lư, thu dung, điều trị bệnh nhân.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=1980026&stc=1&d=1642217659
Nhân viên y tế phường Định Công, Hoàng Mai hướng dẫn quy tŕnh khai báo y tế cho người nghi nhiễm ngày 21/12. Ảnh: Chi Lê

Theo quy tŕnh của Bộ Y tế, bệnh nhân Covid-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với nCoV. Việc xét nghiệm do nhân viên hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép). Trạm Y tế nơi quản lư người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Tính trong đợt dịch thứ 4, Hà Nội ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm, trong đó hơn 50.000 ca điều trị tại nhà. Các chuyên gia khuyến cáo t́nh h́nh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân cần tiếp tục tuân thủ 5K, duy tŕ đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là dịp Tết sắp đến. Cố gắng pḥng tránh bệnh ở mức tối đa sẽ giúp giảm nguy cơ cho bản thân, gia đ́nh cũng như gánh nặng cho y tế, xă hội.

Khi test nhanh dương tính, F0 b́nh tĩnh liên hệ y tế phường để hướng dẫn xử trí bất thường về sức khỏe, nhất là chỉ số SpO2 trong hai tuần đầu. "Đừng chỉ nghĩ gọi y tế phường v́ giấy khỏi bệnh, đến khi diễn tiến nặng th́ trở tay không kịp", bác sĩ nói.

Tên nhân vật đă được thay đổi