PDA

View Full Version : BÁT NƯỚC CHẤM VÀ LY RƯỢU


goodidea
02-05-2022, 02:40
Nhiều người nói, ăn uống kiểu người Việt là rất thắm t́nh "đoàn kết" v́ thức ăn cái ǵ cũng dùng chung, trừ bát đũa th́ "của ai nấy dùng". Nhưng đôi khi đũa vẫn dùng chung để gắp thức ăn mời nhau.
Cái bát nước chấm đặt giữa mâm mới là điều đáng nói. Theo "lư sự" rất nhân văn là, bát nước chấm không chỉ làm cho các món ăn thêm đậm đà, mâm cơm thêm ngon mắt mà nó c̣n là nơi "giao lưu" của hầu hết các món ăn, là kết tinh của tinh thần cộng đồng, cộng cảm, là truyền thống mang tính "gắn bó" của người Việt Nam.
Những thói quen "chấm, mút" trong ăn uống hàng ngày đó, tưởng chừng tăng cường sự thân mật, gần gũi nhưng là nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh lây truyền qua đường ăn uống.
Ngồi ăn nhậu với bạn bè ở hàng quán hay ở nhà, tôi thường nhắc, ai ăn th́ gắp, miễn gắp hộ. Nói vậy nhưng vẫn có người "cố t́nh" gắp cho miếng ngon (theo ư họ mà không theo ư ḿnh) để tỏ ra thân t́nh, hiếu nghĩa.
Có lần, thằng bạn tôi quay đầu đũa gắp thức ăn cho tôi, tôi bảo, trong cái giỏ để đũa, người ta để cán đũa (phần không gắp thức ăn) xuống dưới. Giỏ đựng đũa rất mất vệ sinh nếu không được cọ rửa thường xuyên, cán đũa sẽ không sạch. Vậy nên mày không cần phải quay đầu đũa, mày quư tao th́ cứ gắp trực tiếp c̣n hơn, v́ tao biết mày "không mắc bệnh truyền nhiễm" mặc dù mày chưa khai báo... (thằng bạn cười khà khà... mày nói... có lí lắm).
Cái bát nước chấm, xem ra là nơi để tỏ "t́nh đoàn kết" nhất, bởi tất cả mọi người đều dùng chung để chấm thức ăn. Đó là thói quen có từ hàng ngàn năm nay, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn uống này chính là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (Hp) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Đây là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày - tá tràng dẫn tới ung thư.
Thói quen ăn uống "chung đụng" của người Việt đang gây chú ư trong cộng đồng. Nhiều người biết thói quen này là con đường lây nhiễm nhiều bệnh, nhưng rất khó nói và khó thay đổi được. Ở quán nhậu th́ có thể, nhưng không lẽ bữa cơm gia đ́nh lại chia mỗi người một bát nước chấm. (Tôi biết, nhiều gia đ́nh ở thành phố , thị xă đă ư thức được điều này, họ không dùng chung bát nước chấm. Nhưng ở nông thôn, những nơi khó khăn, vùng sâu vùng xa th́ điều này khó bỏ lắm.)
C̣n đây là chuyện của mấy ông bạn nhậu. Các ông đặt ly xuống chiếu, xuống bàn rồi lại vục vào tô đựng rượu để uống. Có những cuộc nhậu lại chỉ dùng một cái ly "quay ṿng" để bảo đảm sự "công bằng". Hai kiểu uống này là rất mất vệ sinh. Có lần tôi bảo đừng làm thế, mất vệ sinh quá, mấy ông bạn nhậu lại cười, bác khỏi lo... rượu vào là vi trùng chết hết. Nh́n bác vượng khí lắm, bác c̣n phải sống bằng tuổi cụ Giáp mới chịu... thăng thiên. Vậy là tôi cũng đành "ḥa cùng một nhịp" như "Năm anh em trên chiếc xe tăng" để tỏ t́nh đoàn kết" với "cộng đồng" dân nhậu.
Có lần thằng cháu "Tây" ngồi nhậu với tôi nó thầm th́ bằng tiếng Việt lơ lớ, cậu à, món ăn Việt rất ngon, nhưng dùng chung nước chấm, đặt ly rượu xuống bàn lại vục vào tô rượu để uống, có nơi dùng chung ly rượu th́ không nên, như thế là mất vệ sinh. Nhưng người Việt có câu "nhập gia tùy tục" nên cháu phải... Ok thôi. Tôi nói với nó (bằng tiếng Việt... chuẩn), đấy là thói quen... là "truyền thống quư báu, là thắm t́nh đoàn kết dân tộc" cháu à... nói ra không cẩn thận, người ta bảo ḿnh "tinh vi" là "chảnh". Mày nói đúng về mặt y học, nhưng không đúng với văn hóa ẩm thực của người Việt, và xem ra... khó bỏ lắm.

VietBF@sưu tập