goodidea
02-06-2022, 14:52
Chiều. Bầu trời u ám, xám xịt. Gió mang theo hơi lạnh ngoài biển ùa vào khiến tôi rùng ḿnh.
Vừa tan sở, tôi khoác áo rồi lật đật chạy đi đón con cho kịp. Đường phố dường như thưa người hơn. Ai cũng vội vă lướt nhanh qua cái lạnh để về tổ ấm của ḿnh.
Tôi dắt xe lại gần cổng trường. Chợt tôi nh́n thấy phía bên kia đường, dưới gốc bằng lăng có một người đàn bà hơi lớn tuổi, ăn mặc mong manh. Đôi mắt chị cứ nh́n về phía cổng trường có vẻ như đang sốt ruột chờ đợi con hay cháu của ḿnh tan học.
Thấy tôi nh́n sang, người đàn bà vẫy tay chào và cười. Nụ cười có vẻ hơi ngây ngô. Tôi mỉm cười chào lại. Bỗng dưng tôi thấy ḿnh bị thu hút bởi người đàn bà ấy. Trông chị có vẻ khắc khổ, mái tóc rối bù và bộ quần áo trên người nhếch nhác. Có lẽ chị vừa đi làm đồng về và vội đi đón con nên không để ư đến đầu tóc, áo quần.
Trống trường vừa điểm, từng tốp học sinh ùa ra cổng, ríu rít vẫy tay gọi bố mẹ. V́ tôi đậu xe sát cổng nên con trai tôi dễ dàng nh́n thấy mẹ. Nó ríu rít khoe đủ chuyện trên lớp học. Tôi vừa tṛ chuyện với con vừa quay đầu xe, vô t́nh ánh mắt lơ đễnh đưa sang bên kia đường. Nơi ấy, người đàn bà vẫn đang dơi phía cổng trường. Tôi nh́n theo ánh mắt chị, học sinh đă thưa dần nhưng vẫn chưa thấy đứa trẻ nào chạy về phía chị cả. Thấy tôi nh́n người đàn bà, thằng bé con cũng nh́n theo rồi hỏi:
- Mẹ ơi, người lớn không lạnh hả mẹ?
- Có chứ con. Nhưng sao con hỏi vậy?
- V́ con thấy trời lạnh thế này mà bác kia không mặc áo ấm.
Nghe con nói, tôi mới ngớ người. Th́ ra con trẻ cũng để ư chuyện xung quanh đấy chứ.
- Chắc bác ấy vội đi đón con nên quên mặc áo - Tôi giải thích.
- Không phải đâu mẹ. Bác ấy có con đâu mà đón.
- Sao con biết?
- V́ hôm nào giờ ra chơi con cũng thấy bác ấy đứng đó. Từ lâu rồi cơ.
Câu chuyện giữa mẹ con tôi bị ngắt quăng bởi những tiếng c̣i xe inh ỏi vang lên giữa buổi chiều âm u. Về đến nhà, trong đầu tôi vẫn day dứt h́nh ảnh người phụ nữ gầy g̣ trong bộ quần áo mong manh giữa phố lạnh.
***
Chiều hôm sau, tôi đi đón con sớm hơn một chút, mang theo một chiếc áo khoác khá dày mà ḿnh ít mặc tới, chủ ư để gặp người đàn bà kia. Nhận chiếc áo từ tay tôi, chị chỉ cười, khoác áo vào và nói hai tiếng cảm ơn rồi lại tựa gốc cây bằng lăng dơi mắt về phía cổng trường. Lúc này th́ tôi thật sự ṭ ṃ về người đàn bà ấy.
Tôi ghé vào quán tạp hóa trước cổng trường mua chai nước và tiện thể hỏi thăm về người đàn bà kia. Nghe tôi hỏi, chị chủ quán chép miệng thương cảm:
- Tội nghiệp. Chị đó hồi trước làm lao công ở trường này và có một đứa con học ở đây. Nhưng…
Chị chủ quán bỏ lửng câu nói, đôi mắt dơi ra phía người đàn bà.
- Nhưng sao hả chị?
- Chị ấy số khổ, lấy phải ông chồng suốt ngày nhậu nhẹt bê tha, lại ham đá gà. Hôm đó chị ấy có việc, bảo chồng đón con. Ông chồng mải mê đá gà thế nào mà để thằng bé đi về một ḿnh. Lúc nó băng qua đường th́…
Tôi rùng ḿnh trước những ǵ vừa nghe được. Rồi bỗng dưng khóe mắt cay cay khi quay sang gốc cây bằng lăng nh́n người đàn bà đang nở nụ cười ngô nghê, đôi mắt vẫn nh́n chăm chăm về phía cổng trường. Chị chủ quán nói tiếp:
- Từ bữa đó, chị ấy xin nghỉ việc ở trường. Chẳng hiểu chị đi đâu, làm ǵ, hai năm rồi chứ đâu có ít. Nhưng cách đây một tháng, chiều nào chị cũng đến đây đứng đợi tụi nhỏ tan trường. Nắng mưa ǵ cũng đứng đó. Bữa nọ tui hỏi thử chị đứng đó làm ǵ, chị ấy nói nghe tội lắm: “Tui chờ để dắt con tui về, chứ để nó về một ḿnh tui lo lắm”…
Th́ ra là vậy. Một người mẹ khốn khổ. Một người mẹ đă mất con rồi mất luôn cả mảng kư ức đau thương. Nhưng t́nh mẫu tử vẫn quá lớn lao trong chị và h́nh ảnh đứa con bé bỏng ngày nào vẫn trở thành động lực để chị tiếp tục sống. Tôi mua thêm một chai nước nữa đến đưa cho người đàn bà. Chị nhận chai nước từ tay tôi và vẫn ngô nghê cười với hai tiếng “cảm ơn”.
Bỗng dưng tôi thấy nhói trong ḷng. Cuộc sống đôi khi có những bất công không thể nào lư giải được. Có biết bao người mẹ bất hạnh như người đàn bà này. Yêu con hơn cả mạng sống của ḿnh để rồi hóa điên khi cuộc sống nhẫn tâm bắt đứa trẻ rời khỏi ṿng tay chị để đến với một thế giới vĩnh viễn chị không thể nh́n thấy nó.
Người đàn bà đưa chai nước lên uống rồi để gọn gàng xuống gốc cây. Bất chợt chị cười cười rồi đưa tay vẫy ai đó. Tôi nh́n theo tay chị. Phía xa, một đứa trẻ nhặt rác, trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng manh, hai tay xách hai chiếc túi đầy vỏ lon và giấy lộn chạy nhanh về phía người đàn bà. Có vẻ như đứa trẻ ấy đă thân thuộc với chị từ lâu. Đứa trẻ vừa chạy tới, người đàn bà vội đỡ hai chiếc túi trên tay nó xuống, cầm đôi tay bé bỏng của nó xoa xoa, miệng liên tục nói “Lạnh. Lạnh”. Đứa bé khẽ gật đầu. Chị mỉm cười, nụ cười đă hiền hậu hơn và bớt ngô nghê rồi cởi nhanh chiếc áo tôi vừa đưa, khoác lên người cô bé.
Hành động của chị khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Một người thần trí không đủ tỉnh táo mà vẫn nhân ái đến thế ư?!
Tôi đang ngẩn người th́ chị chủ quán tạp hóa đi ra, trên tay là một chiếc áo ấm. Chị lại gần con bé và khẽ bảo:
- Bé con, cởi chiếc áo ra cho bác ấy đi nào. Cô cho con cái này vừa hơn.
Con bé ríu rít cảm ơn chị chủ quán rồi vội mặc chiếc áo ấm vào. Mắt nó ngời lên hạnh phúc. Lúc này chị chủ quán quay sang nói với tôi:
- Tội lắm em ạ. Từ hồi chị ấy đứng đây, trời trở lạnh, mọi người ở khu này thấy thương nên cho áo khoác. Nhưng lần nào cũng vậy, chị mặc nhiều th́ được ba ngày, ít th́ được có một lúc như vừa năy đó. Rồi thấy đứa nhỏ nào không có áo lạnh là lại cởi ra cho nó luôn. Cứ thế, không biết bao nhiêu cái áo rồi…
Tiếng chị chủ quán vẫn đều đều vang lên những điều chị biết về người đàn bà đáng thương kia. Tôi chào chị rồi trở lại cổng trường, lúc này người đàn bà điên cũng rời khỏi gốc bằng lăng, đi về phía bên kia con phố. Gió thổi mạnh hơn. Một tia nắng yếu ớt cuối ngày bất chợt lóe lên rồi vụt tắt. Để lại sau lưng một buổi chiều ảm đạm.
Và - một người đàn bà đáng thương đang mải miết đi t́m h́nh ảnh đứa con thơ…
VietBF@sưu tập
Vừa tan sở, tôi khoác áo rồi lật đật chạy đi đón con cho kịp. Đường phố dường như thưa người hơn. Ai cũng vội vă lướt nhanh qua cái lạnh để về tổ ấm của ḿnh.
Tôi dắt xe lại gần cổng trường. Chợt tôi nh́n thấy phía bên kia đường, dưới gốc bằng lăng có một người đàn bà hơi lớn tuổi, ăn mặc mong manh. Đôi mắt chị cứ nh́n về phía cổng trường có vẻ như đang sốt ruột chờ đợi con hay cháu của ḿnh tan học.
Thấy tôi nh́n sang, người đàn bà vẫy tay chào và cười. Nụ cười có vẻ hơi ngây ngô. Tôi mỉm cười chào lại. Bỗng dưng tôi thấy ḿnh bị thu hút bởi người đàn bà ấy. Trông chị có vẻ khắc khổ, mái tóc rối bù và bộ quần áo trên người nhếch nhác. Có lẽ chị vừa đi làm đồng về và vội đi đón con nên không để ư đến đầu tóc, áo quần.
Trống trường vừa điểm, từng tốp học sinh ùa ra cổng, ríu rít vẫy tay gọi bố mẹ. V́ tôi đậu xe sát cổng nên con trai tôi dễ dàng nh́n thấy mẹ. Nó ríu rít khoe đủ chuyện trên lớp học. Tôi vừa tṛ chuyện với con vừa quay đầu xe, vô t́nh ánh mắt lơ đễnh đưa sang bên kia đường. Nơi ấy, người đàn bà vẫn đang dơi phía cổng trường. Tôi nh́n theo ánh mắt chị, học sinh đă thưa dần nhưng vẫn chưa thấy đứa trẻ nào chạy về phía chị cả. Thấy tôi nh́n người đàn bà, thằng bé con cũng nh́n theo rồi hỏi:
- Mẹ ơi, người lớn không lạnh hả mẹ?
- Có chứ con. Nhưng sao con hỏi vậy?
- V́ con thấy trời lạnh thế này mà bác kia không mặc áo ấm.
Nghe con nói, tôi mới ngớ người. Th́ ra con trẻ cũng để ư chuyện xung quanh đấy chứ.
- Chắc bác ấy vội đi đón con nên quên mặc áo - Tôi giải thích.
- Không phải đâu mẹ. Bác ấy có con đâu mà đón.
- Sao con biết?
- V́ hôm nào giờ ra chơi con cũng thấy bác ấy đứng đó. Từ lâu rồi cơ.
Câu chuyện giữa mẹ con tôi bị ngắt quăng bởi những tiếng c̣i xe inh ỏi vang lên giữa buổi chiều âm u. Về đến nhà, trong đầu tôi vẫn day dứt h́nh ảnh người phụ nữ gầy g̣ trong bộ quần áo mong manh giữa phố lạnh.
***
Chiều hôm sau, tôi đi đón con sớm hơn một chút, mang theo một chiếc áo khoác khá dày mà ḿnh ít mặc tới, chủ ư để gặp người đàn bà kia. Nhận chiếc áo từ tay tôi, chị chỉ cười, khoác áo vào và nói hai tiếng cảm ơn rồi lại tựa gốc cây bằng lăng dơi mắt về phía cổng trường. Lúc này th́ tôi thật sự ṭ ṃ về người đàn bà ấy.
Tôi ghé vào quán tạp hóa trước cổng trường mua chai nước và tiện thể hỏi thăm về người đàn bà kia. Nghe tôi hỏi, chị chủ quán chép miệng thương cảm:
- Tội nghiệp. Chị đó hồi trước làm lao công ở trường này và có một đứa con học ở đây. Nhưng…
Chị chủ quán bỏ lửng câu nói, đôi mắt dơi ra phía người đàn bà.
- Nhưng sao hả chị?
- Chị ấy số khổ, lấy phải ông chồng suốt ngày nhậu nhẹt bê tha, lại ham đá gà. Hôm đó chị ấy có việc, bảo chồng đón con. Ông chồng mải mê đá gà thế nào mà để thằng bé đi về một ḿnh. Lúc nó băng qua đường th́…
Tôi rùng ḿnh trước những ǵ vừa nghe được. Rồi bỗng dưng khóe mắt cay cay khi quay sang gốc cây bằng lăng nh́n người đàn bà đang nở nụ cười ngô nghê, đôi mắt vẫn nh́n chăm chăm về phía cổng trường. Chị chủ quán nói tiếp:
- Từ bữa đó, chị ấy xin nghỉ việc ở trường. Chẳng hiểu chị đi đâu, làm ǵ, hai năm rồi chứ đâu có ít. Nhưng cách đây một tháng, chiều nào chị cũng đến đây đứng đợi tụi nhỏ tan trường. Nắng mưa ǵ cũng đứng đó. Bữa nọ tui hỏi thử chị đứng đó làm ǵ, chị ấy nói nghe tội lắm: “Tui chờ để dắt con tui về, chứ để nó về một ḿnh tui lo lắm”…
Th́ ra là vậy. Một người mẹ khốn khổ. Một người mẹ đă mất con rồi mất luôn cả mảng kư ức đau thương. Nhưng t́nh mẫu tử vẫn quá lớn lao trong chị và h́nh ảnh đứa con bé bỏng ngày nào vẫn trở thành động lực để chị tiếp tục sống. Tôi mua thêm một chai nước nữa đến đưa cho người đàn bà. Chị nhận chai nước từ tay tôi và vẫn ngô nghê cười với hai tiếng “cảm ơn”.
Bỗng dưng tôi thấy nhói trong ḷng. Cuộc sống đôi khi có những bất công không thể nào lư giải được. Có biết bao người mẹ bất hạnh như người đàn bà này. Yêu con hơn cả mạng sống của ḿnh để rồi hóa điên khi cuộc sống nhẫn tâm bắt đứa trẻ rời khỏi ṿng tay chị để đến với một thế giới vĩnh viễn chị không thể nh́n thấy nó.
Người đàn bà đưa chai nước lên uống rồi để gọn gàng xuống gốc cây. Bất chợt chị cười cười rồi đưa tay vẫy ai đó. Tôi nh́n theo tay chị. Phía xa, một đứa trẻ nhặt rác, trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng manh, hai tay xách hai chiếc túi đầy vỏ lon và giấy lộn chạy nhanh về phía người đàn bà. Có vẻ như đứa trẻ ấy đă thân thuộc với chị từ lâu. Đứa trẻ vừa chạy tới, người đàn bà vội đỡ hai chiếc túi trên tay nó xuống, cầm đôi tay bé bỏng của nó xoa xoa, miệng liên tục nói “Lạnh. Lạnh”. Đứa bé khẽ gật đầu. Chị mỉm cười, nụ cười đă hiền hậu hơn và bớt ngô nghê rồi cởi nhanh chiếc áo tôi vừa đưa, khoác lên người cô bé.
Hành động của chị khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Một người thần trí không đủ tỉnh táo mà vẫn nhân ái đến thế ư?!
Tôi đang ngẩn người th́ chị chủ quán tạp hóa đi ra, trên tay là một chiếc áo ấm. Chị lại gần con bé và khẽ bảo:
- Bé con, cởi chiếc áo ra cho bác ấy đi nào. Cô cho con cái này vừa hơn.
Con bé ríu rít cảm ơn chị chủ quán rồi vội mặc chiếc áo ấm vào. Mắt nó ngời lên hạnh phúc. Lúc này chị chủ quán quay sang nói với tôi:
- Tội lắm em ạ. Từ hồi chị ấy đứng đây, trời trở lạnh, mọi người ở khu này thấy thương nên cho áo khoác. Nhưng lần nào cũng vậy, chị mặc nhiều th́ được ba ngày, ít th́ được có một lúc như vừa năy đó. Rồi thấy đứa nhỏ nào không có áo lạnh là lại cởi ra cho nó luôn. Cứ thế, không biết bao nhiêu cái áo rồi…
Tiếng chị chủ quán vẫn đều đều vang lên những điều chị biết về người đàn bà đáng thương kia. Tôi chào chị rồi trở lại cổng trường, lúc này người đàn bà điên cũng rời khỏi gốc bằng lăng, đi về phía bên kia con phố. Gió thổi mạnh hơn. Một tia nắng yếu ớt cuối ngày bất chợt lóe lên rồi vụt tắt. Để lại sau lưng một buổi chiều ảm đạm.
Và - một người đàn bà đáng thương đang mải miết đi t́m h́nh ảnh đứa con thơ…
VietBF@sưu tập