PDA

View Full Version : Hoa Kỳ muốn Trung Quốc không có gấu trúc


nguoiduatinabc
02-22-2022, 13:13
Tại Quốc hội Hoa Kỳ đă xuất hiện một dự luật do nghị sĩ từ đảng Cộng ḥa Nancy Mays đề xướng.

Dự luật mới không chỉ tước bỏ biểu tượng quốc gia nổi tiếng nhất thế giới của Trung Quốc mà nhẹ nhất là cũng có thể hạ thấp uy tín của biểu tượng này.

Chuyện nói về con gấu trúc, hôm nay c̣n là sản phẩm 'đặc Trung Hoa'. Nhưng ngày mai có thể sẽ là của bất kỳ nước nào, thậm chí là gấu trúc Mỹ.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2011131&stc=1&d=1645535614

Để có được viễn cảnh đó, như dự luật Mỹ trù định, tất cả những ǵ cần thiết là chấm dứt hoạt động cho thuê gấu trúc lâu dài. Vấn đề ở chỗ là thỏa thuận tiêu chuẩn giữa phía Trung Quốc và bất kỳ Vườn thú nào trên thế giới quy nhận rằng những con vật bốn chân đen trắng độc nhất vô nhị này th́ Vườn thú nước khác chỉ được thuê của Trung Quốc trong thời hạn nhất định, mà gấu trúc con sinh ra ở đâu cũng phải được trả về cố hương.

Một bài báo đầy cảm xúc trên The New York Times thử giải nghĩa ư tứ triết học sâu sắc của quy định đó: gấu trúc không hẳn là biểu tượng quốc gia theo nhận thức chung. Mà những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu này như vị «sứ giả thiện chí», «giúp làm cho h́nh ảnh độc tài toàn trị của Trung Quốc trở nên mềm mại», đóng vai tṛ «vỏ bọc che giấu sự vi phạm nhân quyền», và là «một công cụ quyền lực mềm» của đất nước Trung Hoa kinh khủng.

Thế nhưng đó là sự thật: khó tưởng tượng một loài vật nào hiền lành hơn, chưa có ai trên thế giới này từng bị gấu trúc cào hay cắn. Báo Mỹ cho rằng chế độ Bắc Kinh nên hợp pháp hoá một thứ ǵ đó thấp hèn và ghê tởm, ví dụ như con linh cẩu chăng? Quả thật, đó mới đúng là biểu tượng sống của quốc gia, dù rằng ở Trung Quốc không nuôi linh cẩu. Nhưng nếu linh cẩu sinh ra trên đất Mỹ, tức là nó được hít thở bầu không khí tự do, th́ chúng có cơ hội. Chí ít th́ gấu trúc cũng cần được trao dịp may như vậy, giống như con người (như ai cũng rơ, đứa trẻ nào chào đời trên lănh thổ Hoa Kỳ th́ nghiễm nhiên thành công dân Mỹ, đó là luật định).

Gấu trúc là biểu tượng của ḥa b́nh

Hầu như ngay từ thời nhà Đường, gấu trúc đă được giới cai trị Trung Quốc biến thành tặng vật trao cho các đồng nghiệp nước ngoài, như một biểu tượng của ḥa b́nh và t́nh cảm mến yêu hiền hoà. Vốn có h́nh dung riêng của ḿnh về lịch sử thế giới, người Mỹ tính đếm mọi chuyện kể từ năm 1972 với chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc, tức là từ sự xuất hiện của con gấu trúc đầu tiên trên đất Mỹ, là món quà mà nước phương Đông cộng sản chủ nhà tặng cho Nixon. Nhưng bởi ngày nay gấu trúc thuộc danh sách loài động vật cực quư hiếm, từ năm 1982 đă có đạo luật cấm tặng món quà như vậy, mà gấu trúc chỉ có thể cho thuê.

Phải thừa nhận rằng «chính sách ngoại giao gấu trúc» lừng danh của Trung Quốc phát huy tác dụng rất hoành tráng. Trên địa cầu có biết bao loài động vật quư hiếm, nhưng gấu trúc chính là thứ hấp dẫn hàng triệu người kinh ngạc thi nhau xếp hàng tới thăm khoang nuôi trong Vườn thú, nơi trong khí hậu nhân tạo đặc biệt của Tứ Xuyên có những sinh vật vô hại thích nhai ngọn tre và lăn tṛn như cuộn bông trắng-đen. Tổng cộng trên thế giới có 22 ngôi nhà như vậy trong Vườn bách thú, không phải nước nào cũng dễ dàng mở ra mà cần phải kư văn bản hợp tác đặc biệt với Bắc Kinh.

Điều quan trọng nhất là trong tâm thức đại chúng trên toàn thế giới, loài vật hiền lành này thực sự gắn liền với Trung Quốc nói chung và thậm chí với người Trung Quốc nói riêng. Xin thưa, ít nhất là ở một số nước châu Âu, khi nh́n thấy nhóm du khách kế tiếp từ Trung Quốc, cư dân địa phương lại bảo nhau: «Bọn gấu trúc đang đến đấy».

V́ vậy, nếu nước Mỹ lên cơn co giật hận thù với đối thủ cạnh tranh có hệ thống, lục t́m tất cả những biểu tượng quá tốt lành của đất nước này, cho đến tận thời Khổng Tử từ thế kỷ VI-thứ V trước Công nguyên, th́ chẳng có ǵ ngạc nhiên khi lần ra gấu trúc. Nếu hiểu được, lẽ ra nước Mỹ phải biết đang theo đuổi cái ǵ.

Cuộc đấu tư tưởng xung quanh những con vật biểu tượng quốc gia không phải là mới mẻ. C̣n ai biết về điều này hơn là Nga với h́nh ảnh con gấu. Tại đây, có khúc mắc xung đột về cái nh́n với động vật: trong văn hóa Nga, mặc dù gấu là con thú có thể gây hại nhiều nếu bị chọc giận, nhưng gấu vẫn thể hiện sự khuất phục, đơn giản và tuân chịu huấn luyện để giải trí cho mọi người trong rạp xiếc. C̣n đối với người Mỹ và những người phương Tây khác, gấu là nỗi kinh hoàng hoàn toàn không sắc thái, và điều này, có lẽ, đă cứu gấu khỏi sự nghiêm cấm từ các sáng kiến ​​lập pháp ở Hoa Kỳ.

Hay là con rồng, một biểu tượng khác của Trung Hoa: ở nó có linh hồn thông tuệ của mây và nước, thậm chí có thể thương lượng với rồng. Nhưng tốt hơn hết là đừng biết đến chuyện các hiệp sĩ từ nền văn minh phương Tây đă chiến đấu diệt rồng thế nào, như cuộc giao tranh trừ cái ác.

Nhưng thôi, đó là chuyện những con vật. C̣n nếu chọn biểu tượng quốc tế dưới dạng người tốt như là đại diện tiêu biểu và tích cực của đất nước ḿnh th́ sao? Ở đây vô số điều phức tạp. Ví dụ, hăy tưởng tượng hiện thân của một người Mỹ tốt, đó là ai? Có lẽ không ít người sẽ nghĩ đến chàng cao bồi khai sáng miền Viễn Tây (anh ta thậm chí có thể tên là Indiana Jones), nhưng liệu biểu tượng này có gây khó chịu cho một nửa nước Mỹ? Và ta chẳng nên nghĩ tiếp về các fan hâm mộ bóng đá người Anh như là đại diện của Vương quốc-xứ sở sương mù thời hiện đại.

Thế mà về h́nh mẫu người Trung Quốc dễ hiểu đối với toàn thế giới, mọi sự tương đối rơ ràng. Và không phải là con gấu trúc vụng về. Đó phải là một người châu Á mắt hẹp và xếch, làm lụng ngày đêm như bị lời nguyền địa ngục và khổ sở khi giao tiếp với những ai không phải người Trung Quốc xung quanh, cố làm điều đó một cách lịch sự, với vẻ mặt nghiêm túc và rơ ràng là căng thẳng hết sức. Chuyện khác là một con người «h́nh mẫu» như vậy của đất nước Trung Hoa vĩ đại dù sao vẫn không có cái tên dễ nhận biết.

Được rồi, thế ai có thể và nên là người tiêu biểu, h́nh ảnh đích thực dễ hiểu về nước Nga trước toàn thế giới? Đây cũng là nhân vật vô danh, hơn nữa, có đến hai người. Một dưới dạng tài tử điện ảnh Schwarzenegger với bộ răng vàng choé và chiếc mũ bịt tai gắn ngôi sao đỏ, hành xử nói chung như quái thú.

C̣n thứ hai là giấc mơ lành, một h́nh mẫu không hiện hữu, nói một cách đơn giản là «người tốt bụng» luôn đến cứu giúp khi được gọi mời yêu cầu. Syria, Nam Ossetia, Kazakhstan, sóng thần và Bộ Các t́nh huống khẩn cấp LB Nga ở Indonesia. Nhưng dễ hiểu là ngay khi một h́nh mẫu Nga như vậy xuất hiện - với danh tính và khuôn mặt dễ nhận biết – th́ hẳn là ai đó ở Hoa Kỳ lập tức sẽ nghĩ ra luật để cấm.