therealrtz
02-26-2022, 07:42
Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Dmitry Rogozin lập tức có phản ứng sau khi Tổng thống Mỹ Biden nói về các lệnh trừng phạt lên chương tŕnh không gian của Nga.
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố các lệnh trừng phạt mới hôm 24/2/2022 rằng "sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ (của Nga), bao gồm cả chương tŕnh không gian của họ", th́ ngay lập tức, Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Dmitry Rogozin, đă đăng một bài dài trên Twitter cùng ngày, phàn nàn về lời đe dọa của ông Biden về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, bao gồm cả những lệnh sẽ làm suy giảm ngành hàng không và vũ trụ nước này, CNN đưa tin.
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Dmitry Rogozin, cảnh báo Mỹ không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chương tŕnh không gian của họ; đồng thời ông Dmitry Rogozin đe dọa sẽ ngừng bảo tŕ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), dẫn đến việc có thể khiến 'vật thể' 500 tấn này mất kiểm soát, rơi khỏi quỹ đạo và có khả năng 'hạ cánh' xuống Mỹ.
"Nếu Mỹ chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ cứu Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi một thảm họa mất kiểm soát ở vùng quỹ đạo, khiến nó có nguy cơ có thể rơi xuống Mỹ hay châu Âu? Và cũng có thể là rơi xuống Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Mỹ có muốn đe dọa các nước này với viễn cảnh này không? ISS không bay qua Nga, v́ vậy tất cả rủi ro này có hay không là phụ thuộc vào các bạn", ông Dmitry Rogozin viết trên Twitter.
VAI TR̉ CỦA NGA TRÊN ISS
Hiện nay, các tàu vũ trụ chở hàng của Nga quản lư động cơ đẩy trên trạm ISS và giữ nó ổn định ở quỹ đạo cách Trái Đất 407 km - nếu không có sự điều chỉnh thường xuyên, nó sẽ rơi trở lại Trái Đất và nếu để rơi mất kiểm soát, ISS nặng 500 tấn có thể rơi xuống bất cứ đâu trên hành tinh, bao gồm cả những khu vực đông dân cư.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2013377&stc=1&d=1645861325
Một phần h́nh ảnh ISS do phi hành gia Thomas Marshburn của NASA chụp ngày 2 tháng 12 năm 2021. Ảnh: NASA
Khi được hỏi về phản ứng của NASA trước sự bùng nổ của Dmitry Rogozin, trong một tuyên bố, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA cho biết họ đang tiếp tục làm việc với tất cả các đối tác quốc tế của ḿnh, bao gồm cả Roscosmos, cho các hoạt động an toàn và liên tục của ISS, Reuters cho biết.
NASA và Roscosmos đă đưa ra tuyên bố trong tuần này nói rằng cả hai cơ quan vẫn đang làm việc hướng tới một thỏa thuận "trao đổi phi hành đoàn", theo đó các đối thủ không gian thời Chiến tranh Lạnh sẽ chia sẻ miễn phí các chuyến bay tới ISS trên tàu vũ trụ của nhau.
Cho đến nay, 4 phi hành gia Mỹ và 2 phi hành gia Nga (và 1 phi hành gia người Đức) trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đă 'bị cô lập phần lớn' trước những căng thẳng giữa Ukraine và Nga, các chuyên gia của ISS cho hay.
Tổng giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin đă đăng một đoạn dài trên Twitter, phàn nàn về việc Tổng thống Joe Biden đe dọa các lệnh trừng phạt sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga, bao gồm cả chương tŕnh không gian. Ảnh: TASS
ISS là sự hợp tác giữa Mỹ và Nga, với tư cách là đối tác sáng lập, cùng với Canada, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Nhật Bản. ISS được chia thành hai phần chính: Phân đoạn quỹ đạo của Nga và phân đoạn quỹ đạo của Mỹ, và chúng phụ thuộc vào nhau để tồn tại trong hoạt động.
Scott Pace, Giám đốc Viện Chính sách Không gian tại Đại học George Washington, Mỹ cho biết: "Họ (Nga) không thể hoạt động nếu không có chúng tôi, chúng tôi (Mỹ) không thể hoạt động mà không có họ v́ vậy đó thực sự là một quan hệ đối tác quốc tế cần thiết".
Cụ thể, cựu phi hành gia NASA Garrett Reisman nói với CNN rằng: "Phân đoạn quỹ đạo của Nga không thể hoạt động nếu không có điện từ phía Mỹ và phía Mỹ không thể hoạt động nếu không có hệ thống đẩy của phía Nga".
Điều này cho thấy, nếu Nga ngừng duy tŕ ISS, trạm vũ trụ 500 tấn này có nguy cơ hỏng hóc và rơi không kiểm soát bất cứ lúc nào xuống Trái Đất.
Trong bối cảnh đó, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đă cam kết tiếp tục hợp tác với Roscosmos trên ISS và các dự án khác.
Tổng giám đốc ESA, Josef Aschbacher, đă tweet: 'Bất chấp xung đột hiện tại, hợp tác không gian dân sự vẫn là một cầu nối. ESA tiếp tục làm việc trên tất cả các chương tŕnh của ḿnh, bao gồm cả chiến dịch khởi động ISS & ExoMars, nhằm tôn trọng các cam kết với các quốc gia thành viên và đối tác".
Châu Âu đang có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Nga trong sứ mệnh ExoMars, dự kiến khởi động vào tháng 9/2022 - bao gồm việc Nga phóng tàu vũ trụ và cung cấp tàu đổ bộ khi nó đến sao Hỏa vào năm 2023.
Trạm Vũ trụ Quốc tế được phóng vào năm 1998 và liên tục có phi hành gia làm việc và sinh sống kể từ năm 2000, khi phi hành gia Bill Shepherd của NASA và các phi hành gia Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev trở thành phi hành đoàn đầu tiên của nó.
VietBF @ Sưu tầm
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố các lệnh trừng phạt mới hôm 24/2/2022 rằng "sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ (của Nga), bao gồm cả chương tŕnh không gian của họ", th́ ngay lập tức, Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Dmitry Rogozin, đă đăng một bài dài trên Twitter cùng ngày, phàn nàn về lời đe dọa của ông Biden về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, bao gồm cả những lệnh sẽ làm suy giảm ngành hàng không và vũ trụ nước này, CNN đưa tin.
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), Dmitry Rogozin, cảnh báo Mỹ không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chương tŕnh không gian của họ; đồng thời ông Dmitry Rogozin đe dọa sẽ ngừng bảo tŕ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), dẫn đến việc có thể khiến 'vật thể' 500 tấn này mất kiểm soát, rơi khỏi quỹ đạo và có khả năng 'hạ cánh' xuống Mỹ.
"Nếu Mỹ chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ cứu Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi một thảm họa mất kiểm soát ở vùng quỹ đạo, khiến nó có nguy cơ có thể rơi xuống Mỹ hay châu Âu? Và cũng có thể là rơi xuống Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Mỹ có muốn đe dọa các nước này với viễn cảnh này không? ISS không bay qua Nga, v́ vậy tất cả rủi ro này có hay không là phụ thuộc vào các bạn", ông Dmitry Rogozin viết trên Twitter.
VAI TR̉ CỦA NGA TRÊN ISS
Hiện nay, các tàu vũ trụ chở hàng của Nga quản lư động cơ đẩy trên trạm ISS và giữ nó ổn định ở quỹ đạo cách Trái Đất 407 km - nếu không có sự điều chỉnh thường xuyên, nó sẽ rơi trở lại Trái Đất và nếu để rơi mất kiểm soát, ISS nặng 500 tấn có thể rơi xuống bất cứ đâu trên hành tinh, bao gồm cả những khu vực đông dân cư.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2013377&stc=1&d=1645861325
Một phần h́nh ảnh ISS do phi hành gia Thomas Marshburn của NASA chụp ngày 2 tháng 12 năm 2021. Ảnh: NASA
Khi được hỏi về phản ứng của NASA trước sự bùng nổ của Dmitry Rogozin, trong một tuyên bố, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA cho biết họ đang tiếp tục làm việc với tất cả các đối tác quốc tế của ḿnh, bao gồm cả Roscosmos, cho các hoạt động an toàn và liên tục của ISS, Reuters cho biết.
NASA và Roscosmos đă đưa ra tuyên bố trong tuần này nói rằng cả hai cơ quan vẫn đang làm việc hướng tới một thỏa thuận "trao đổi phi hành đoàn", theo đó các đối thủ không gian thời Chiến tranh Lạnh sẽ chia sẻ miễn phí các chuyến bay tới ISS trên tàu vũ trụ của nhau.
Cho đến nay, 4 phi hành gia Mỹ và 2 phi hành gia Nga (và 1 phi hành gia người Đức) trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đă 'bị cô lập phần lớn' trước những căng thẳng giữa Ukraine và Nga, các chuyên gia của ISS cho hay.
Tổng giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin đă đăng một đoạn dài trên Twitter, phàn nàn về việc Tổng thống Joe Biden đe dọa các lệnh trừng phạt sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga, bao gồm cả chương tŕnh không gian. Ảnh: TASS
ISS là sự hợp tác giữa Mỹ và Nga, với tư cách là đối tác sáng lập, cùng với Canada, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Nhật Bản. ISS được chia thành hai phần chính: Phân đoạn quỹ đạo của Nga và phân đoạn quỹ đạo của Mỹ, và chúng phụ thuộc vào nhau để tồn tại trong hoạt động.
Scott Pace, Giám đốc Viện Chính sách Không gian tại Đại học George Washington, Mỹ cho biết: "Họ (Nga) không thể hoạt động nếu không có chúng tôi, chúng tôi (Mỹ) không thể hoạt động mà không có họ v́ vậy đó thực sự là một quan hệ đối tác quốc tế cần thiết".
Cụ thể, cựu phi hành gia NASA Garrett Reisman nói với CNN rằng: "Phân đoạn quỹ đạo của Nga không thể hoạt động nếu không có điện từ phía Mỹ và phía Mỹ không thể hoạt động nếu không có hệ thống đẩy của phía Nga".
Điều này cho thấy, nếu Nga ngừng duy tŕ ISS, trạm vũ trụ 500 tấn này có nguy cơ hỏng hóc và rơi không kiểm soát bất cứ lúc nào xuống Trái Đất.
Trong bối cảnh đó, NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đă cam kết tiếp tục hợp tác với Roscosmos trên ISS và các dự án khác.
Tổng giám đốc ESA, Josef Aschbacher, đă tweet: 'Bất chấp xung đột hiện tại, hợp tác không gian dân sự vẫn là một cầu nối. ESA tiếp tục làm việc trên tất cả các chương tŕnh của ḿnh, bao gồm cả chiến dịch khởi động ISS & ExoMars, nhằm tôn trọng các cam kết với các quốc gia thành viên và đối tác".
Châu Âu đang có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Nga trong sứ mệnh ExoMars, dự kiến khởi động vào tháng 9/2022 - bao gồm việc Nga phóng tàu vũ trụ và cung cấp tàu đổ bộ khi nó đến sao Hỏa vào năm 2023.
Trạm Vũ trụ Quốc tế được phóng vào năm 1998 và liên tục có phi hành gia làm việc và sinh sống kể từ năm 2000, khi phi hành gia Bill Shepherd của NASA và các phi hành gia Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev trở thành phi hành đoàn đầu tiên của nó.
VietBF @ Sưu tầm