sunshine1104
05-21-2022, 11:04
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Sirwan khiến phần lớn hồ Hamrin cạn trơ đáy.
Được tạo nên vào năm 1981 như một phần của dự án thủy điện trên sông Sirwan, hồ chứa Hamrin đóng vai tṛ là nguồn cung cấp nước tưới tiêu duy nhất cho cả tỉnh Diyala ở miền trung-đông Iraq.
Hồ từng có trữ lượng nước lên tới 2 tỷ m3 nhưng đang có nguy cơ biến mất. Những cảnh quay được ghi lại vào hôm 20/5 cho thấy phần lớn hồ đă cạn trơ đáy, trông không khác ǵ một sa mạc cằn cỗi.
Theo cố vấn cấp cao Aoun Dhiab từ Bộ Tài nguyên Nước Iraq, nguyên nhân khiến hồ Hamrin "bốc hơi" là do hạn hán kéo dài nhiều năm, dẫn đến lượng mưa thấp. Bên cạnh đó, việc nước láng giềng Iran xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn cũng làm thay đổi ḍng chảy của sông Sirwan về phía hạ nguồn.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2056744&stc=1&d=1653131027
Trẻ em chơi đùa trên một chiếc thuyền đánh cá mắc kẹt dưới đáy hồ Hamrin cạn khô. Ảnh: AFP
Chính phủ Iraq đă yêu cầu Iran tăng cường lưu lượng nước qua biên giới, nếu không, họ chỉ có thể trông chờ vào lượng mưa cao hơn trong năm tới để hồi sinh hồ Hamrin. Việc mất nguồn nước tưới tiêu duy nhất sẽ tác động rất lớn đến đất canh tác của tỉnh Diyala.
Vấn đề không chỉ dành riêng cho Diyala. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng nếu không có những thay đổi lớn, Iraq sẽ mất 20% tài nguyên nước ngọt vào năm 2050. Quốc gia ở Trung Đông này hiện là một trong 5 nước dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu và sa mạc hóa.
Các nước láng giềng của Iraq là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt nước tương tự, do đó những lời kêu gọi giúp đỡ của họ thường không thành công.
Được tạo nên vào năm 1981 như một phần của dự án thủy điện trên sông Sirwan, hồ chứa Hamrin đóng vai tṛ là nguồn cung cấp nước tưới tiêu duy nhất cho cả tỉnh Diyala ở miền trung-đông Iraq.
Hồ từng có trữ lượng nước lên tới 2 tỷ m3 nhưng đang có nguy cơ biến mất. Những cảnh quay được ghi lại vào hôm 20/5 cho thấy phần lớn hồ đă cạn trơ đáy, trông không khác ǵ một sa mạc cằn cỗi.
Theo cố vấn cấp cao Aoun Dhiab từ Bộ Tài nguyên Nước Iraq, nguyên nhân khiến hồ Hamrin "bốc hơi" là do hạn hán kéo dài nhiều năm, dẫn đến lượng mưa thấp. Bên cạnh đó, việc nước láng giềng Iran xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn cũng làm thay đổi ḍng chảy của sông Sirwan về phía hạ nguồn.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2056744&stc=1&d=1653131027
Trẻ em chơi đùa trên một chiếc thuyền đánh cá mắc kẹt dưới đáy hồ Hamrin cạn khô. Ảnh: AFP
Chính phủ Iraq đă yêu cầu Iran tăng cường lưu lượng nước qua biên giới, nếu không, họ chỉ có thể trông chờ vào lượng mưa cao hơn trong năm tới để hồi sinh hồ Hamrin. Việc mất nguồn nước tưới tiêu duy nhất sẽ tác động rất lớn đến đất canh tác của tỉnh Diyala.
Vấn đề không chỉ dành riêng cho Diyala. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng nếu không có những thay đổi lớn, Iraq sẽ mất 20% tài nguyên nước ngọt vào năm 2050. Quốc gia ở Trung Đông này hiện là một trong 5 nước dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu và sa mạc hóa.
Các nước láng giềng của Iraq là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt nước tương tự, do đó những lời kêu gọi giúp đỡ của họ thường không thành công.