nguoiduatinabc
06-11-2022, 12:42
Ngành công nghiệp xuất khẩu năng lượng đóng một vai tṛ chủ chốt đối với sự phát triển của Iran. Giúp quốc gia này giữ thị phần cũng như thu nhập ngoại hối. Cải thiện nền kinh tế vốn đă bị ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Theo số liệu thống kê từ trang Worldometer, Iran sản xuất gần 3.000 tỉ mét khối LPG mỗi năm, trở thành nhà sản xuất LPG lớn thứ ba thế giới chỉ xếp sau Mỹ và Nga. Khoảng hai phần ba trong số đó được sử dụng trong nước, phần c̣n lại được xuất khẩu.
Iran có các hợp đồng bán khí đốt cho Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc, cũng như các hợp đồng hoán đổi khí đốt với Azerbaijan. Bên cạnh đó, với việc các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, tăng mua dầu của Iran, nền kinh tế của Iran dần được cải thiện.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2066599&stc=1&d=1654951311
Tuy nhiên, t́nh h́nh thị trường năng lượng toàn cầu đă thay đổi sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và bắt đầu có một số tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
Mặt hàng dầu của Tehran đang gặp nhiều thách thức khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga đă buộc Moscow phải giảm giá dầu của ḿnh và t́m kiếm nguồn khách hàng mới. Động thái này làm dấy lên làn sóng cạnh tranh giữa hai nước khi Nga đang cám dỗ các khách hàng truyền thống của Iran ở khu vực châu Á như Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Trung Quốc.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine cuối tháng 2, Mỹ và các nước phương Tây đă áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào nước này, đặc biệt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Nga. Động thái này khiến hoạt động xuất khẩu năng lượng của Moscow, đặc biệt là dầu khí, trở nên khó khăn hơn. Chính v́ vậy, Nga đă giảm giá đáng kể mặt hàng dầu và t́m khách hàng thay thế từ các thị trường châu Á.
Theo hăng tin Bloomberg, vào đầu tháng 5, Nga cho biết họ đang bán dầu với mức chiết khấu 30 USD/thùng, một động thái được một số chuyên gia cho rằng có thể đưa dầu Nga trở thành đối thủ cạnh tranh của Iran.
Hăng tin Reuters cho hay một số quốc gia, ví dụ như Trung Quốc, đang bắt đầu chuyển sang mua nguồn dầu giá rẻ của Nga, làm giảm đáng kể doanh số bán dầu của Iran. Cụ thể, vào ngày 19-5, việc Nga giảm giá mạnh mặt hàng dầu đă khiến hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm trầm trọng, với 40 triệu thùng dầu của Iran bị tồn đọng trên các con tàu chờ khách hàng đến mua.
Ông Hamid Hosseini - thành viên ban giám đốc Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí đốt và các chế phẩm hóa dầu của Iran - cho biết gần một nửa nguồn dầu của Nga có thể được chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
“Đây là một mối đe dọa tiềm tàng to lớn đối với dầu mỏ của Iran” - ông Hosseini thừa nhận.
Việc Nga chuyển hướng sang thị trường châu Á đă có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Iran. Người mua đang bị thu hút trước sự giảm giá đáng kể đối với nguồn nguyên liệu thô do Moscow cung cấp, khiến nhu cầu đối với các sản phẩm dầu của Iran giảm xuống, tờ The Nikkei đưa tin.
Các nhà phân tích cho biết mức độ xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc, vốn đạt 700.000 - 900.000 thùng/ngày vào tháng 3, đă giảm c̣n 200.000 - 250.000 thùng/ngày trong tháng 4. Trong khi đó, nguồn cung dầu thô từ Nga đến Trung Quốc đă tăng 16% trong tháng 4 so với tháng 3.
Theo báo cáo của Reuters, vào tháng 5, 20 tàu chở dầu khổng lồ của Iran, với 40 triệu thùng dầu ở trên những con tàu này, đă phải neo đậu tại nhiều vùng biển ở châu Á (bao gồm cả Singapore) chờ khách hàng đến mua. Công ty phân tích Kpler lưu ư rằng khối lượng dầu Iran chờ được vận chuyển tại cảng của Singapore đă tăng từ 22 triệu thùng vào đầu tháng 4 lên 37 triệu thùng vào giữa tháng 5.
Đáng chú ư, hoạt động xuất khẩu LPG của Iran cũng gặp phải vấn đề tương tự. Những người trong ngành cho hay nguồn nguyên liệu LPG giá rẻ từ Nga đă thu hút các doanh nghiệp Nam Á và nhu cầu đối với các sản phẩm của Iran đă giảm.
Nguồn cung LPG với giá rẻ hơn của Nga đă gây áp lực buộc các nhà cung cấp ở Iran phải giảm giá. Theo ông Hosseini, Tehran từng bán LPG cho Afghanistan và Pakistan với giá khoảng 600-700 USD/tấn, nhưng gần đây những khách hàng quen thuộc của họ cho biết sẽ chỉ mua với giá 450 USD/tấn. Sự biến động này cũng mở rộng sang các thị trường xăng dầu và nhiên liệu diesel.
Theo các nhà quan sát, Iran có thể đă đặt nhiều hy vọng sẽ thu được khoản lợi lớn khi phương Tây trừng phạt Nga. Tuy nhiên, Iran chẳng những đă không thể nắm bắt cơ hội lấp đầy nguồn cung năng lượng mà Nga bỏ trống do trừng phạt từ phương Tây mà c̣n không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giảm giá khí đốt và dầu thô của ḿnh để cạnh tranh với mức chiết khấu của Nga.
Trong một bài đăng trên Twitter hồi tháng 5, nhà báo Iran - ông Seyed Sadegh Hoseini dẫn lời một người trong ngành cho biết Nga đă thuê các hồ chứa khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm tới khi nước này chuẩn bị cung cấp khí đốt cho Ankara. Những động thái như vậy sẽ tác động nhiều vào hoạt động kinh doanh của Iran.
Khi được hỏi liệu Iran có đang đánh mất các khách hàng như Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan vào tay Nga hay không, ông Chegeni không phủ nhận, song nói rằng: “Mỗi và mọi quốc gia được tự do đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của ḿnh từ bất cứ nơi nào có hiệu quả hơn và giá cả phải chăng hơn. Họ có thể quyết định xem họ muốn nhập khẩu năng lượng từ quốc gia nào”.
Ông nói thêm rằng vấn đề sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ của Iran với các quốc gia này, lưu ư rằng Tehran sẽ không cố gắng can thiệp vào việc ra quyết định của họ.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào năng lượng Nga đă buộc nước này phải quay sang thị trường châu Á, làm dấy lên cuộc cạnh tranh với Iran. Ảnh: REUTERS Liệu có cách giải quyết?
Theo Reuters, cả hai nước đă từng nỗ lực để thống nhất các điều khoản liên quan đến các hoạt động xuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ về điều này, cho rằng cuộc đối thoại sẽ làm suy yếu sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dầu của Nga và Iran. Đặc biệt, v́ việc lọc dầu thô từ Iran sẽ tốn kém hơn, người mua châu Á sẽ quay sang Moscow khi xem đây là một giải pháp thay thế.
"Không ai c̣n quan tâm đến dầu Iran nữa v́ dầu của Nga có chất lượng tốt hơn và giá thấp hơn. Người bán dầu Iran đang chịu rất nhiều áp lực" - một thương nhân Trung Quốc nhận xét.
Trong tương lai gần, chính quyền Moscow có thể sẽ nỗ lực hết sức để tăng doanh số bán năng lượng với mức chiết khấu lớn cho các quốc gia châu Á như Trung Quốc, vốn là những khách hàng truyền thống của Iran.
Chính v́ vậy, Tehran sẽ không dễ dàng t́m được các điểm xuất khẩu mới cho nguồn năng lượng của ḿnh. Chính quyền Tổng thống Iran - ông Ebrahim Raisi sẽ có một hành tŕnh đầy khó khăn trước sự cạnh tranh đầy căng thẳng với Nga trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Theo số liệu thống kê từ trang Worldometer, Iran sản xuất gần 3.000 tỉ mét khối LPG mỗi năm, trở thành nhà sản xuất LPG lớn thứ ba thế giới chỉ xếp sau Mỹ và Nga. Khoảng hai phần ba trong số đó được sử dụng trong nước, phần c̣n lại được xuất khẩu.
Iran có các hợp đồng bán khí đốt cho Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc, cũng như các hợp đồng hoán đổi khí đốt với Azerbaijan. Bên cạnh đó, với việc các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, tăng mua dầu của Iran, nền kinh tế của Iran dần được cải thiện.
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2066599&stc=1&d=1654951311
Tuy nhiên, t́nh h́nh thị trường năng lượng toàn cầu đă thay đổi sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và bắt đầu có một số tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
Mặt hàng dầu của Tehran đang gặp nhiều thách thức khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga đă buộc Moscow phải giảm giá dầu của ḿnh và t́m kiếm nguồn khách hàng mới. Động thái này làm dấy lên làn sóng cạnh tranh giữa hai nước khi Nga đang cám dỗ các khách hàng truyền thống của Iran ở khu vực châu Á như Afghanistan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Trung Quốc.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine cuối tháng 2, Mỹ và các nước phương Tây đă áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào nước này, đặc biệt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Nga. Động thái này khiến hoạt động xuất khẩu năng lượng của Moscow, đặc biệt là dầu khí, trở nên khó khăn hơn. Chính v́ vậy, Nga đă giảm giá đáng kể mặt hàng dầu và t́m khách hàng thay thế từ các thị trường châu Á.
Theo hăng tin Bloomberg, vào đầu tháng 5, Nga cho biết họ đang bán dầu với mức chiết khấu 30 USD/thùng, một động thái được một số chuyên gia cho rằng có thể đưa dầu Nga trở thành đối thủ cạnh tranh của Iran.
Hăng tin Reuters cho hay một số quốc gia, ví dụ như Trung Quốc, đang bắt đầu chuyển sang mua nguồn dầu giá rẻ của Nga, làm giảm đáng kể doanh số bán dầu của Iran. Cụ thể, vào ngày 19-5, việc Nga giảm giá mạnh mặt hàng dầu đă khiến hoạt động xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm trầm trọng, với 40 triệu thùng dầu của Iran bị tồn đọng trên các con tàu chờ khách hàng đến mua.
Ông Hamid Hosseini - thành viên ban giám đốc Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí đốt và các chế phẩm hóa dầu của Iran - cho biết gần một nửa nguồn dầu của Nga có thể được chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
“Đây là một mối đe dọa tiềm tàng to lớn đối với dầu mỏ của Iran” - ông Hosseini thừa nhận.
Việc Nga chuyển hướng sang thị trường châu Á đă có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Iran. Người mua đang bị thu hút trước sự giảm giá đáng kể đối với nguồn nguyên liệu thô do Moscow cung cấp, khiến nhu cầu đối với các sản phẩm dầu của Iran giảm xuống, tờ The Nikkei đưa tin.
Các nhà phân tích cho biết mức độ xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc, vốn đạt 700.000 - 900.000 thùng/ngày vào tháng 3, đă giảm c̣n 200.000 - 250.000 thùng/ngày trong tháng 4. Trong khi đó, nguồn cung dầu thô từ Nga đến Trung Quốc đă tăng 16% trong tháng 4 so với tháng 3.
Theo báo cáo của Reuters, vào tháng 5, 20 tàu chở dầu khổng lồ của Iran, với 40 triệu thùng dầu ở trên những con tàu này, đă phải neo đậu tại nhiều vùng biển ở châu Á (bao gồm cả Singapore) chờ khách hàng đến mua. Công ty phân tích Kpler lưu ư rằng khối lượng dầu Iran chờ được vận chuyển tại cảng của Singapore đă tăng từ 22 triệu thùng vào đầu tháng 4 lên 37 triệu thùng vào giữa tháng 5.
Đáng chú ư, hoạt động xuất khẩu LPG của Iran cũng gặp phải vấn đề tương tự. Những người trong ngành cho hay nguồn nguyên liệu LPG giá rẻ từ Nga đă thu hút các doanh nghiệp Nam Á và nhu cầu đối với các sản phẩm của Iran đă giảm.
Nguồn cung LPG với giá rẻ hơn của Nga đă gây áp lực buộc các nhà cung cấp ở Iran phải giảm giá. Theo ông Hosseini, Tehran từng bán LPG cho Afghanistan và Pakistan với giá khoảng 600-700 USD/tấn, nhưng gần đây những khách hàng quen thuộc của họ cho biết sẽ chỉ mua với giá 450 USD/tấn. Sự biến động này cũng mở rộng sang các thị trường xăng dầu và nhiên liệu diesel.
Theo các nhà quan sát, Iran có thể đă đặt nhiều hy vọng sẽ thu được khoản lợi lớn khi phương Tây trừng phạt Nga. Tuy nhiên, Iran chẳng những đă không thể nắm bắt cơ hội lấp đầy nguồn cung năng lượng mà Nga bỏ trống do trừng phạt từ phương Tây mà c̣n không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giảm giá khí đốt và dầu thô của ḿnh để cạnh tranh với mức chiết khấu của Nga.
Trong một bài đăng trên Twitter hồi tháng 5, nhà báo Iran - ông Seyed Sadegh Hoseini dẫn lời một người trong ngành cho biết Nga đă thuê các hồ chứa khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ trong ba năm tới khi nước này chuẩn bị cung cấp khí đốt cho Ankara. Những động thái như vậy sẽ tác động nhiều vào hoạt động kinh doanh của Iran.
Khi được hỏi liệu Iran có đang đánh mất các khách hàng như Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan vào tay Nga hay không, ông Chegeni không phủ nhận, song nói rằng: “Mỗi và mọi quốc gia được tự do đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của ḿnh từ bất cứ nơi nào có hiệu quả hơn và giá cả phải chăng hơn. Họ có thể quyết định xem họ muốn nhập khẩu năng lượng từ quốc gia nào”.
Ông nói thêm rằng vấn đề sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ của Iran với các quốc gia này, lưu ư rằng Tehran sẽ không cố gắng can thiệp vào việc ra quyết định của họ.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào năng lượng Nga đă buộc nước này phải quay sang thị trường châu Á, làm dấy lên cuộc cạnh tranh với Iran. Ảnh: REUTERS Liệu có cách giải quyết?
Theo Reuters, cả hai nước đă từng nỗ lực để thống nhất các điều khoản liên quan đến các hoạt động xuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ về điều này, cho rằng cuộc đối thoại sẽ làm suy yếu sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dầu của Nga và Iran. Đặc biệt, v́ việc lọc dầu thô từ Iran sẽ tốn kém hơn, người mua châu Á sẽ quay sang Moscow khi xem đây là một giải pháp thay thế.
"Không ai c̣n quan tâm đến dầu Iran nữa v́ dầu của Nga có chất lượng tốt hơn và giá thấp hơn. Người bán dầu Iran đang chịu rất nhiều áp lực" - một thương nhân Trung Quốc nhận xét.
Trong tương lai gần, chính quyền Moscow có thể sẽ nỗ lực hết sức để tăng doanh số bán năng lượng với mức chiết khấu lớn cho các quốc gia châu Á như Trung Quốc, vốn là những khách hàng truyền thống của Iran.
Chính v́ vậy, Tehran sẽ không dễ dàng t́m được các điểm xuất khẩu mới cho nguồn năng lượng của ḿnh. Chính quyền Tổng thống Iran - ông Ebrahim Raisi sẽ có một hành tŕnh đầy khó khăn trước sự cạnh tranh đầy căng thẳng với Nga trên thị trường năng lượng toàn cầu.