PDA

View Full Version : Lộ diện tên lửa tấn công mặt đất tân tiến của F-35 Mỹ: “Tiền vệ” đáng gờm trên bầu trời!


vuitoichat
07-12-2022, 15:51
Theo như mới đây Defense News, Không quân Mỹ đă trao cho Lockheed Martin, Northrop Grumman và L3 Harris Technologies một hợp đồng trị giá nhiều triệu đô la kéo dài 3 tháng để triển khai giai đoạn đầu tiên của chương tŕnh SIAW cho F-35 Lightning II là chiến đấu cơ tàng h́nh đa năng thế hệ thứ năm và cũng là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Tiêm kích F-35 của Mỹ vốn vẫn nổi tiếng là một trong những ḍng máy bay chiến đấu tàng h́nh đầy uy lực. Thế nhưng, liệu nó có thể đảm nhận cả vai tṛ của một máy bay cường kích tấn công các mục tiêu mặt đất hay không?

Có thể chúng ta sẽ sớm có câu trả lời: Không quân Mỹ đang đẩy mạnh kế hoạch phát triển một loại vũ khí mới có thể tạo ra sự khác biệt trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất trong tương lai.

Vũ khí tấn công trực diện (SIAW) của F-35

Theo Defense News, tháng 6/2022, Không quân Mỹ đă trao cho Lockheed Martin, Northrop Grumman và L3 Harris Technologies một hợp đồng trị giá 6 triệu đô la (mỗi công ty 3 triệu USD) kéo dài 3 tháng để triển khai giai đoạn đầu tiên của chương tŕnh SIAW.

Mục tiêu chính của chương tŕnh SIAW là chế tạo cho Không quân Mỹ một loại đạn tên lửa có khả năng xuyên thủng hệ thống pḥng thủ chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của đối phương. Hệ thống pḥng thủ dạng này đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
https://i.postimg.cc/L4k8TBXg/61148588303-16572560386048411641 73.jpg
F-35 là máy bay chiến đấu tàng h́nh tối tân mà nhiều lực lượng không quân trên thế giới muốn sở hữu. Ảnh: AP

Các cuộc tấn công tầm xa hiện nay thường diễn ra theo hai cách:

1) Tấn công trực diện (stand-in strike): Tức là triển khai các máy bay tàng h́nh xâm nhập hệ thống pḥng thủ đối phương rồi sau đó phóng đạn tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần.

2) Tấn công từ ngoài ô pḥng không của đối phương (stand-off strike): Nghĩa là sử dụng tên lửa tầm xa, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm hoặc đất liền, để tấn công mục tiêu.

Theo phương thức thứ nhất (stand-in strike) th́ F-35 Lighting II sẽ phải hoạt động trong ô pḥng không của đối thủ. Cùng với các đặc tính tàng h́nh của F-35 Lighting II, SIAW thực sự có thể chứng tỏ là một vũ khí rất hiệu quả.

“Là hăng chế tạo tên lửa tiên phong, Northrop Grumman đă chứng tỏ được khả năng trong việc phát triển và cung cấp nhanh chóng các loại vũ khí tầm xa, có khả năng sống sót cao”, Mary Petryszyn, Phó Chủ tịch Northrop Grumman kiêm Chủ tịch Hệ thống Pḥng thủ của tập đoàn này cho biết trong một thông cáo báo chí.

Ngân sách quốc pḥng năm 2023 của Không quân Mỹ đă đề xuất chi 78 triệu đô la để mua 42 vũ khí SIAW.
https://i.postimg.cc/BZmd4X7w/jrbmfd2mozcirihz2lnk 7cx3r4-1024x614-16572561465482932969 78.jpg
H́nh ảnh đồ họa về vũ khí SIAW được phóng từ một chiếc F-35A. Ảnh: Lockheed Martin

F-35 Lighting II: Tiền vệ đáng gờm trên bầu trời

F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu tàng h́nh đa năng thế hệ thứ năm và là một trong những máy bay tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

F-35 Lighting II được Mỹ chế tạo chuyên thực hiện 6 nhiệm vụ khác nhau: Tấn công chiến lược; Hỗ trợ pḥng không tầm gần; Chiếm ưu thế trên không, Tác chiến điện tử, T́nh báo, Giám sát và Trinh sát (ISR); và trấn áp Pḥng không đối phương (SEAD) và Phá hủy Pḥng không kẻ thù (DEAD).

Ưu thế thực sự khác biệt của F-35 Lighting II so với các loại máy bay khác, gồm cả người anh em tàng h́nh F-22 Raptor, chính là các khả năng về cảm biến, cho phép nó trở thành một “tiền vệ” thực sự trên bầu trời.

Một chiếc F-35 Lighting II có thể thu thập thông tin t́nh báo từ khắp chiến trường và cung cấp trở lại cho nhiều lực lượng mặt đất, không quân và hải quân khác nhau.

Tính tổng cộng, Lầu Năm Góc có kế hoạch mua khoảng 2.500 máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35 thuộc cả ba loại. F-35A là biến thể cất cánh thông thường; F-35B là phiên bản cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng (STOVL); và F-35C là biến thể hoạt động trên tàu sân bay.

Trong đó, Không quân Mỹ muốn có khoảng 1.700 chiếc F-35A, Thủy quân lục chiến khoảng 350 chiếc F-35B cùng 70 chiếc F-35C, và 270 chiếc F-35C cho Hải quân.

Tại Mỹ, năm 2021 các máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35 đă được đưa vào hoạt động tại 4 căn cứ và tàu chiến, đồng thời tham gia vào hơn 60 đợt triển khai, gồm cả lần triển khai F-35C đầu tiên trên tàu sân bay USS Carl Vinson.

Trong lần triển khai đầu tiên trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh trong khuôn khổ AUG 2021, các chiến đấu cơ F-35B của Thủy quân Lục chiến Mỹ và Không quân Hoàng gia Anh đă thực hiện gần 1.300 phi vụ với hơn 2.200 giờ trên không và 44 nhiệm vụ chiến đấu.

Các máy bay F-35 cũng đă tham gia thành công một loạt các cuộc thử nghiệm và bài tập bay, bao gồm Project Hydra, Northern Edge, Orange Flag, Talisman Sabre và Flight Test-6.