florida80
11-04-2022, 21:21
11/4
BÌNH PHƯỚCNhiều nông dân huyện Đồng Phú thu lời hàng trăm triệu mỗi năm nhờ đưa các loại cây mới vào trồng thử nghiệm.
Thời gian qua, giá một số mặt hàng nông sản bấp bênh, gia đình bà Đỗ Thị Mai, xã Tân Phước đã chủ động chuyển sang trồng nấm bào ngư để cải thiện thu nhập.
Trước đó, bà Mai chuyên thu mua nông sản. Do việc kinh doanh kém hiệu quả, tuổi cao, sức khoẻ không đảm bảo gia đình bà tận dụng toàn bộ nhà kho để trồng nấm bào ngư. Sau vài năm, vườn nấm của gia đình bà Mai luôn duy trì với hơn 16.000 phôi nấm. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi ngày gia đình bà thu hoạch khoảng 80 kg nấm thương phẩm. Với giá thương lái mua tại vườn khoảng 45.000 đồng một kg như hiện nay, mỗi năm gia đình bà thu lời hơn 120 triệu đồng.
Trồng nấm không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Đỗ Thị Mai mà còn góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương
Theo bà Mai, ưu điểm của nấm bào ngư là dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, kéo dài quanh năm và có thể điều chỉnh sản lượng tùy vào nhu cầu của thị trường. "Trồng nấm bào ngư không khó và trồng được quanh năm. Song, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật và theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời" bà Mai nói.
Một trong những yêu cầu quan trọng là nhà trồng nấm phải có nhiệt độ thích hợp, thông thoáng, ánh sáng phù hợp. Quá trình chăm sóc chỉ tưới phun sương bằng nước sạch. Khi phát hiện nấm bị bệnh mốc xanh, cần nhanh chóng loại bỏ bịch phôi bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Do đó, sau mỗi lần thu hoạch nấm, người trồng cần diệt khuẩn, rửa nền để đảm bảo an toàn cho các lần sản xuất sau.
Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, phôi nấm sau khi thu hoạch còn có thể tận dụng ủ làm phân bón. Với 7 ha rẫy trồng tiêu, sầu riêng, cây ăn trái, nhờ có phôi nấm, mỗi năm giúp gia đình bà Mai tiết kiệm khoảng 50 triệu đồng tiền phân bón, trong khi hiệu quả không thua kém phân bò hay phân hóa học. Mô hình trồng nấm bào ngư được đánh giá là thành công song do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp nên việc mở rộng quy mô rất khó. Do đó, với những ai muốn chuyển đổi sang mô hình nấm bào ngư, việc đánh giá thị trường là điều cần lưu tâm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ga được biết đến là người đầu tiên đưa giống vú sữa hoàng kim về ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú. Ông Ga cho biết, trước đây gia đình trồng điều và cây ăn trái các loại. Để phát huy hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích đất, năm 2019, gia đình trồng xen vú sữa hoàng kim trong vườn cây ăn trái. Dù còn mới, mô hình bước đầu cho kết quả tích cực, đặc biệt loại cây này phù hợp với những hộ khó khăn, ít đất sản xuất bởi cây nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao.
BÌNH PHƯỚCNhiều nông dân huyện Đồng Phú thu lời hàng trăm triệu mỗi năm nhờ đưa các loại cây mới vào trồng thử nghiệm.
Thời gian qua, giá một số mặt hàng nông sản bấp bênh, gia đình bà Đỗ Thị Mai, xã Tân Phước đã chủ động chuyển sang trồng nấm bào ngư để cải thiện thu nhập.
Trước đó, bà Mai chuyên thu mua nông sản. Do việc kinh doanh kém hiệu quả, tuổi cao, sức khoẻ không đảm bảo gia đình bà tận dụng toàn bộ nhà kho để trồng nấm bào ngư. Sau vài năm, vườn nấm của gia đình bà Mai luôn duy trì với hơn 16.000 phôi nấm. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi ngày gia đình bà thu hoạch khoảng 80 kg nấm thương phẩm. Với giá thương lái mua tại vườn khoảng 45.000 đồng một kg như hiện nay, mỗi năm gia đình bà thu lời hơn 120 triệu đồng.
Trồng nấm không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Đỗ Thị Mai mà còn góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương
Theo bà Mai, ưu điểm của nấm bào ngư là dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, kéo dài quanh năm và có thể điều chỉnh sản lượng tùy vào nhu cầu của thị trường. "Trồng nấm bào ngư không khó và trồng được quanh năm. Song, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật và theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời" bà Mai nói.
Một trong những yêu cầu quan trọng là nhà trồng nấm phải có nhiệt độ thích hợp, thông thoáng, ánh sáng phù hợp. Quá trình chăm sóc chỉ tưới phun sương bằng nước sạch. Khi phát hiện nấm bị bệnh mốc xanh, cần nhanh chóng loại bỏ bịch phôi bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Do đó, sau mỗi lần thu hoạch nấm, người trồng cần diệt khuẩn, rửa nền để đảm bảo an toàn cho các lần sản xuất sau.
Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, phôi nấm sau khi thu hoạch còn có thể tận dụng ủ làm phân bón. Với 7 ha rẫy trồng tiêu, sầu riêng, cây ăn trái, nhờ có phôi nấm, mỗi năm giúp gia đình bà Mai tiết kiệm khoảng 50 triệu đồng tiền phân bón, trong khi hiệu quả không thua kém phân bò hay phân hóa học. Mô hình trồng nấm bào ngư được đánh giá là thành công song do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp nên việc mở rộng quy mô rất khó. Do đó, với những ai muốn chuyển đổi sang mô hình nấm bào ngư, việc đánh giá thị trường là điều cần lưu tâm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ga được biết đến là người đầu tiên đưa giống vú sữa hoàng kim về ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú. Ông Ga cho biết, trước đây gia đình trồng điều và cây ăn trái các loại. Để phát huy hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích đất, năm 2019, gia đình trồng xen vú sữa hoàng kim trong vườn cây ăn trái. Dù còn mới, mô hình bước đầu cho kết quả tích cực, đặc biệt loại cây này phù hợp với những hộ khó khăn, ít đất sản xuất bởi cây nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao.