PDA

View Full Version : Nga bắt đầu rút khỏi thành phố Kherson, gánh chịu thất bại lớn


trungthuc
11-10-2022, 06:19
Quân Nga hôm thứ Tư 9/11/22 thông báo, đă bắt đầu rút lực lượng ra khỏi thành phố Kherson có vị trí chiến lược ở miền Nam Ukraine sau tám tháng chiếm đóng. Đây được coi là một trong những thất bại nặng nề nhất trong nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Vladimir V. Putin.

Lệnh rút quân được Bộ trưởng Quốc pḥng Nga, Sergei K. Shoigu đưa ra trong cuộc họp với các chỉ huyquân sự hàng đầu được phát sóng trên kênh truyền h́nh nhà nước Nga, sau khi tướng Sergei V. Surovikin, chỉ huy quân Nga ở Ukraine, thừa nhận rằng, các cuộc pháo kích dữ dội từ các lực lượng tấn công của Ukraine đă làm cho quân Nga không thể trấn giữ được các vị trí ở phía Tây sông Dnipro – ḍng sông chia đôi thành phố Kherson này.

Báo The New York Times nói ông Putin không có mặt tại cuộc họp này, có lẽ v́ ông không muốn công khai nhận chịu trách nhiệm về một quyết định rút lui nhục nhă mà chỉ có cá nhân ông mới có đủ thẩm quyền để ra lệnh.

Vào cuối ngày thứ Tư, các giới chức Ukraine cho biết, họ đă có bằng chứng cho thấy người Nga đang rút khỏi phần lănh thổ mà Nga chiếm ở phía Tây con sông, họ tin rằng cuộc rút lui này là xảy ra thật sự. Nhưng các vị chỉ huy Ukraine vẫn cảnh giác về một âm mưu nhằm dụ quân Ukraine vào bẫy khi họ chưa biết chắc về t́nh trạng của quân Nga trong thành phố.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1244549760.jpg
Một chiến xa của Ukraine ở mặt trận Kherson đang hỗ trợ cho bộ binh chiếm lại thành phố mà quân Nga thông báo rút đi từ hôm 5/11/22. (Ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Roman Kostenko, một đại tá quân đội Ukraine và là chủ tịch Ủy ban t́nh báo và quốc pḥng tại Quốc hội nước này cho biết: "Chúng tôi có dấu hiệu cho thấy họ đang rút quân. Họ đă cho nổ tung những cây cầu để ngăn cản đường tiến của chúng tôi. Chúng tôi thấy họ đă rời khỏi các trung tâm dân cư, nhưng để lại binh lính che chở cho việc di chuyển của họ".

Việc rút lui này khi được công bố là một trong những thất bại trầm trọng nhất của Nga trong cuộc chiến xâm lược vô cớ mà ông Putin thực hiện vào tháng Hai. Kherson là một hải cảng và thành phố kỹ nghệ quan trọng bị quân Nga chiếm giữ ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến và là thủ phủ khu vực duy nhất mà Nga chiếm được. Việc chiếm được Kherson đă tạo cho Moscow một chỗ đứng quan trọng ở phía Tây sông Dnipro, được sử dụng như một căn cứ để tiến xa hơn về phía Tây, đến tận thành phố cảng quan trọng Odessa.

***

Tin tức về cuộc rút quân đă gây ra nhiều phản ứng đau khổ và tức giận từ những nhân vật diều hâu nổi tiếng của Nga, trong khi có những người khác coi đây là một chiến thuật rút lui hợp lư để hướng đến một chiến thuật mặt trận dễ pḥng thủ hơn.

Yuri Kotyonok, một người viết blog quân sự có ảnh hưởng than thở rằng: "Quyết định này gây sốc cho hàng ngàn và hàng triệu người đang chiến đấu v́ nước Nga, chết v́ nước Nga, tin tưởng vào nước Nga và chia sẻ niềm tin của thế giới Nga".

Boris Rozhin, một nhà phân tích quân sự, gọi cuộc rút lui là “thất bại quân sự nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991” – năm thành lập Liên bang Nga.

Nhưng Tatiana Stanovaya, một phân tích gia người Nga chuyên nghiên cứu về ông Putin cho công ty phân tích về chính trị R.Politik, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Theo quan điểm của tôi, điều này khẳng định Putin là một kẻ thực dụng như thế nào. Ông ta không điên rồ như chúng ta nghĩ".
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1244629064.jpg
Các cuộc giao tranh quyết liệt gần thành phố Kherson, một ví trí chiến lược nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. (Ảnh: Elmurod Usubaliev/Anadolu Agency via Getty Images)
Cuộc rút lui khỏi Kherson của quân Nga sẽ có tác động như thế nào đến tiến tŕnh đàm phán ḥa b́nh giữa hai nước? Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine và các phụ tá hàng đầu của ông đă trở nên cứng rắn hơn: họ đ̣i Nga trước tiên phải hoàn toàn rời khỏi Ukraine và phải bồi thường chiến tranh như là điều kiện tiên quyết để ngồi lại đàm phán.

Trong một cuộc họp báo của Ṭa Bạch Ốc hôm thứ Tư 9/11, Tổng thống Biden nói "Vẫn c̣n phải xem, liệu Ukraine có sẵn sàng thỏa hiệp hay không?" Sau đó, ông nhấn mạnh rằng, việc tham gia đàm phán hay không là tùy thuộc vào người Ukraine.

Về thành phố Kherson, ông Biden cho biết ông đă mong đợi một cuộc rút lui của Nga. "Đó là bằng chứng cho thấy họ thực sự gặp phải một số vấn đề", ông Biden nói.

***
Cuộc họp được dàn dựng rơ ràng của ông Shoigu, nơi cả ông Shoigu và tướng Surovikin đều nói rằng họ hành động v́ sự quan tâm đến sự an toàn của quân đội, v́ không muốn binh sĩ phải hi sinh gian khổ trong mùa đông… Toàn là những lời phát ngôn nhằm mục đích xoa dịu nỗi tức giận của dân chúng trong nước. Người Nga ngày càng biết nhiều các báo cáo về một cuộc chiến tranh được tổ chức kém cỏi, vô tố chức, một cuộc tổng động viên hỗn loạn dẫn đến các cuộc biểu t́nh lan rộng, số thương vong về bính lính nặng nề, binh sĩ thiếu sự huấn luyện cần thiết và được trang bị kém cỏi được dùng làm mồi cho đại bác, xe tăng Ukraine.

Trong khi đó, các giới b́nh luận ủng hộ chiến tranh, ủng hộ Putin lại chỉ trích Điện Kremlin không tỏ ra quyết liệt và tàn bạo hơn.

Quyết định rút lui rơ ràng của Moscow cho phép quân Nga thực hiện một cuộc rút lui có trật tự chứ không phải kiểu sụp đổ đột ngột và tháo chạy mà họ đă thể hiện khi rút khỏi khu vực Đông Bắc Kharkiv vào tháng Chín vừa qua, bỏ lại nhiều kho vũ khí và các trang thiết bị khác mà người Ukraine có thể sử dụng được.

Về phía Ukraine, trong bài phát biểu tối thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng, người dân cần kiềm chế cảm xúc trước tin vui về sự rút quân của người Nga.

Một số người Ukraine vẫn thận trọng khi đánh giá hành động này của quân Nga. Người dân và các giới chức Ukraine ghi nhận binh lính Nga đang trút bó quần áo linh để thay quần áo dân sự và chiếm các ngôi nhà ở thành phố Kherson cũng như các thị trấn và làng mạc ở chung quanh, những dấu hiệu có thể từ các cuộc phục kích đă được lập kế hoạch sẳn.

Các giới chức Ukraine cũng cảnh giác nếu người Nga từ bỏ Kherson, họ vẫn có thể tàn phá bằng cách pháo kích từ bên kia sông, hoặc cho nổ đập thủy điện Kakhovka ở thượng nguồn để nhấn ch́m thành phố này. Nga và Ukraine đă cáo buộc lẫn nhau về âm mưu gây nổ sập con đập, con đường cuối cùng mà người Nga sử dụng để qua sông Dnipro.

Việc chiếm lại bờ Tây của sông Dnipro có thể cho phép các lực lượng Ukraine cắt nguồn nước ngọt chính cung cấp cho bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng. Ukraine đă cắt nguồn nước này sau khi Nga chiếm Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và cuộc tấn công của quân Nga vào đầu năm nay đă cho phép họ tái mở lại để sử dụng nguồn nước đó.