PDA

View Full Version : Kinh tế Trung Quốc "x́ hơi" theo quả bóng dọ thám Mỹ?


vuitoichat
02-14-2023, 13:40
Theo như hơn một chục ngày sau vụ hủy chuyến công du đến Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ có thể gặp đồng nhiệm Trung Quốc bên lề hội nghị an ninh Munich, Đức, từ 17-19/02/2023. Trong khi đó có một quả bóng Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ, rơi xuống biển. Phải chăng đấy cũng là h́nh ảnh tham vọng của Bắc Kinh tan vỡ khi muốn « ổn định quan hệ » với Hoa Kỳ để « tập trung vào kinh tế nội địa » vốn đang là nhược điểm của ông khổng lồ châu Á này?
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2178797&stc=1&d=1676381976
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (P) bắt tay đồng nhiêm Trung Quốc Vương Nghị nhân cuộc gặp ở Nusa Dua (Bali, Indonesia) ngày 09/07/2022. AP - Stefani Reynolds

Khinh khí cầu Trung Quốc trên bầu trời Mỹ làm « tiêu tan hy vọng Washington -Bắc Kinh nối lại đối thoại từng lóe lên tại thượng đỉnh G20-Bali hồi tháng 11/2022 ». Chuyên gia về Trung Quốc, Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI nhận xét như trên từ vụ Mỹ bắn hạ « quả bóng dọ thám Trung Quốc » hôm 04/02/2023. Tại Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong), trung tâm Carnegie Tsinghua-Đại học Thanh Hoa, nói đến một cuộc « khủng hoảng về chiến lược » vào thời điểm mà Trung Quốc muốn « ổn định quan hệ với Mỹ để bảo đảm cho phát triển kinh tế và để rồi đọ sức với Hoa Kỳ một cách lâu dài hơn ». Vẫn theo họ Triệu, chính v́ kinh tế đang là « gót chân Achille » của ông khổng lồ châu Á này cho nên Bắc Kinh đă phần nào tránh liên kết « toàn diện » với Nga trên vấn đề Ukraina.

Nh́n từ Paris, Washington và cả từ Bắc Kinh một số nhà quan sát thậm chí cho rằng giai đoạn « ḥa hoăn » « đấu dịu » trước mắt không c̣n « tính thời sự ». Nhà báo Pierre Antoine Donnet, từng điều hành chi nhánh của hăng thông tấn Pháp AFP tại cả Trung Quốc và Hoa Kỳ ghi nhận mối nghi kỵ lại càng « hằn sâu thêm ».

Gáo nước lạnh đối với các doanh nghiệp

Theo báo tài chính Mỹ Wall Street Journal ngày 12/02/2023 lănh đạo cao cấp nhiều tập đoàn Âu, Mỹ chuẩn bị « trở lại Hoa lục » kể từ khi Trung Quốc mở cửa sau ba năm Covid. Cuối tháng Giêng tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Đức Volkswagen đă nhanh chân đến Bắc Kinh. Nhân vật số 1 của tập đoàn Apple và đồng cấp của hăng dược phẩm Pfizer chuẩn bị lên đường đến « công xưởng lớn nhất thế giới ». Trong một vài tháng nữa hàng chục đại diện các công ty Mỹ dự trù tham dự hội nghị các doanh nhân đầu tiên thời hậu Covid tổ chức tại Trung Quốc. Với tỷ lệ tăng trưởng đă bị thu hẹp lại c̣n có 3 % trong năm 2022, Bắc Kinh kỳ vọng nhiều vào cuộc hội ngộ với các doanh nhân nước ngoài để « thu hút thêm đầu tư quốc tế ». Khinh khí cầu Trung Quốc trên bầu trời Mỹ phủ thêm một lớn băng tuyết lên các hoạt động kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Quả bóng Trung Quốc xuất hiện không đúng lúc như giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard đại học Clermont-Ferrand vùng Auvergne giải thích trên đài truyền h́nh Pháp France 5.

Mary Françoise Renard : « Xung khắc xảy ra vào thời điểm tệ hại nhất và điều đó chứng tỏ là Trung Quốc không làm chủ thời gian tính. Sự cố xảy ra vào lúc kinh tế Trung Quốc cần công nghệ, cần những phát minh của phương Tây để nâng cấp cỗ máy sản xuất, để đẩy cao chất lượng… mặc dù đă đạt được rất nhiều tiến bộ và trong một thời gian rất ngắn, từ khi mở cửa với thế giới, Trung Quốc vẫn thiếu nhiều điểm cơ bản. Chẳng hạn như trong ngành công nghệ không gian, ngành công nghiệp chế tạo máy bay, công nghệ nano, hay dược phẩm … Do vậy, một trong những mục tiêu từ phía Trung Quốc rất có thể là dọ thám công nghiệp ».

Danh sách những điểm căng thẳng Mỹ- Trung tới nay khá dài và đứng đầu là « cạnh tranh có thệ thống » trong lĩnh vực công nghệ. Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp nhấn mạnh : đây là « ch́a khóa của toàn bộ tiến tŕnh công nghiệp, kể cả công nghiệp quốc pḥng, không gian … trong tương lai ». Hơn thế nữa, « làm chủ trí thông minh nhân tạo, vật lư lượng tử... sẽ cho phép chiếm thế độc quyền áp đặt với phần c̣n lại của thế giới những chuẩn mực quốc tế trong những lĩnh vực liên quan ». Nhà báo Pierre Antoine Donnet trên đài RFI lưu ư : Trung Quốc ư thức được là đang bị chậm trễ so với Hoa Kỳ nên t́m mọi cách, kể cả gián điệp công nghệ, để bắt kịp các đối thủ Âu, Mỹ …. Và nhất là khi mà một phần ch́a khóa đang ở trong tay Đài Loan qua trung gian tập đoàn sản xuất chip TSMC :

Pierre Antoine Donnet : « Hoa lục và các kỹ sư Trung Quốc bị chậm trễ rất nhiều về công nghệ, chậm trễ trong việc sản xuất linh kiện bán dẫn hiện đại nhất, tức chỉ một vài nano-mètre mà thôi. Hiện tại Trung Quốc sản xuất chip kích cỡ từ 12 đến 15 nano, trong lúc ở Đài Loan là từ 2 đến 5 nano. Trong cuộc đua này Trung Quốc hoàn toàn bị bỏ lại phía sau mà như đă biết, đây là lại là tâm điểm của kinh tế thế giới trong những năm sắp tới ».

Trở ngại trong kế hoạch tan băng

Từ 2021 tổng thống Mỹ Joe Biden duy tŕ các biện pháp đánh thuế nhôm, thépTrung Quốc, hạn chế giao dịch với các công ty Trung Quốc mà chính quyền tiền nhiệm Donald Trump ban hành. Do tác động Covid, lănh đạo hai nước phải đợi đến thượng đỉnh ở Bali, tháng 11/2022 tới có cuộc trao đổi trực tiếp đầu tiên từ khi ông Biden bước vào Nhà Trắng. Valérie Niquet thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp nói đến thiện chí của cả Washington lẫn Bắc Kinh muốn đấu dịu nhất là từ phía Trung Quốc khi mà kinh tế nước này thực sự hụt hơi :

Valérie Niquet : « Có dấu hiệu Biden và Tập muốn hạ nhiệt t́nh h́nh, bởi v́ Trung Quốc thực sự cần đến thị trường của Mỹ, đồng thời muốn thương lượng với Washington để nới lỏng các biện pháp cho phép chuyển giao công nghệ cho các đối tác nước ngoài. Bắc Kinh mong muốn Hoa Kỳ chấm dứt các biện pháp trừng phạt nhắm vào các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc ».

Trong một nghiên cứu công bố đầu năm 2023 công ty tư vấn và quản lư tài chính Carmignac, trụ sở tại Paris lạc quan cho rằng, « 2023 đang mở ra một chương mới trong quan hệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với Hoa lục ». Lư do : « 4 trong số 5 rào cản gây quan ngại về t́nh h́nh Trung Quốc đang từng bước được dỡ bỏ ». Bắc Kinh đă và đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát doanh nghiệp quốc gia ; cứu nguy thị trường địa ốc ; hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích tiêu thụ nội địa ; Bắc Kinh cũng đă chấm dứt chính sách gây nhiều thiệt hại cho kinh tế là chủ trương Zero Covid từ ngày 08/01/2023. Khúc mắc duy nhất c̣n lại, là « căng thẳng địa chính trị với Hoa Kỳ ».

Vẫn theo bà Niquet, Bắc Kinh đang kỳ vọng một khi dỡ bỏ chính sách kiểm soát y tế Covid nghiêm ngặt các tập đoàn nước ngoài nhanh chóng trở lại Hoa lục bởi Trung Quốc vẫn có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài.

Valérie Niquet : « Trong một thời gian dài, chọn Trung Quốc là giải pháp dễ và tiện lợi nhất. Đây là nơi cơ sở hạ tầng hoạt động tốt, không có các lực lượng công đoàn chống đối, vả lại các tập đoàn nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ cho các đối tác địa phương… Thế nhưng mô h́nh đó đă cho thấy những giới hạn kể từ khi mà Mỹ áp đặt điều kiện chuyển giao công nghệ, hạn chế các hoạt động trong một số lĩnh vực, như là công nghệ bán dẫn … khi đó các hăng Mỹ t́m những băi đáp mới và họ đă nghĩ đến Ấn Độ ».

Khế ước tăng trưởng

Về phần nhà địa chính trị Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, th́ cho rằng, Bắc Kinh cần khởi động lại cỗ máy kinh tế, t́m lại tăng trưởng để bảo đảm ổn định trong xă hội : đây là động lực mạnh nhất thúc đẩy chính quyền của ông Tập Cận B́nh đấu dịu với Washington.

Pascal Boniface : « Đảng Cộng Sản Trung Quốc đủ sức đối mặt với một tỷ lệ tăng trưởng 3 % trong thời gian từ 1 đến ba năm. Nếu như kinh tế chựng lại như vậy lâu hơn nữa th́ sẽ làm sống lại kư ức của những năm tháng khổ cực dưới thời Mao Trạch Đông (…). Thành thử tôi tin rằng ít có khả năng Trung Quốc khởi động chiến tranh đánh chiếm Đài Loan, bởi v́ kinh tế Trung Quốc sẽ đổ gẫy v́ xung đột quân sự. Kinh tế sụp đổ, kèm theo là nguy cơ Đảng mất tính chính đáng khi không c̣n bảo đảm được cơm áo cho người dân. Trung Quốc không thể chấp nhận để kinh tế ch́m vào khủng hoảng một cách lâu dài ».

Mary Françoise Renard đại học Clermont-Ferrand vùng Auvergne ghi nhận : do chậm trễ cải tổ giờ đây Trung Quốc đang bị dồn vào chân tường :

Mary Françoise Renard : « Thời kỳ vàng son đó đă chấm dứt từ nhiều năm nay. Ngay từ đầu những năm 2000, thủ tướng Ôn Gia Bảo đă báo động rằng Trung Quốc phải thay đổi mô h́nh phát triển kinh tế, phải chú ư đến chất lượng, giảm bớt các khoản đầu tư ồ ạt mà không có tính hiệu quả cao. Nhưng rồi từ đó đến nay v́ nhiều lư do khác nhau, Bắc Kinh liên tục đẩy lùi các chương tŕnh cải tổ. Đến giờ, kinh tế nước này cùng lúc phải đối mặt với những khó khăn nhất thời, như là Covid hay tiêu thụ của thế giới sụt giảm, cộng thêm với những khó khăn cơ bản do chính mô h́nh kinh tế của Trung Quốc gây nên. Nhưng nói đi th́ cũng phải nói lại, mô h́nh kinh tế của Trung Quốc đă tạo cơ hội cho người dân làm giàu, và cũng nhờ mô h́nh đó mà Trung Quốc nay đă trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới »

Valérie Niquet bên Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS nêu bật một yếu tố khiến nhiều tập đoàn Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách những thực thể « đe dọa an ninh Hoa Kỳ » :

Valérie Niquet : « Trung Quốc chưa bao giờ che giấu sự nhập nhằng giữa hai lĩnh vực dân sự và quân sự. Có nghĩa là những công nghệ sử dụng trong lĩnh vực dân sự hoàn toàn có thể được dùng để phục vụ những lợi ích của bên quân đội. Trái lại những tiến bộ trong lĩnh vực quân sự cũng có thể được chuyển sang cho các hoạt động dân sự ».

Ít khả năng nổ ra chiến tranh

Đành rằng căng thẳng Mỹ-Trung lộ rơ từng ngày, mà hồ sơ Đài Loan chỉ là một tâm điểm, giới quan sát đồng loạt cho rằng ít có khả năng hai siêu cường kinh tế thế giới trực tiếp lao vào một cuộc xung đột vũ trang.

Valérie Niquet : « Theo tôi, Trung Quốc không thể giành lấy phần thắng nếu như xảy ra xung đột vũ trang tại eo biển Đài Loan cho dù là Mỹ có tham gia hay không. Cái giá Trung Quốc phải trả sẽ rất là đắt. Cái giá phải trả về mặt phát triển kinh tế lại càng đắt hơn nữa, bởi tới nay tiến tŕnh phát triển về kinh tế, về công nghiệp của quốc gia này vẫn chưa hoàn tất. Theo tôi khai mào chiến tranh với Đài Loan sẽ là hành động tự sát. Điều đó không có nghĩa là chúng ta loại trừ 100 % kịch bản điên rồ nhất. Nhưng tôi cho rằng, có nhiều người ở Bắc Kinh chống đối khả năng xâm chiếm Đài Loan bằng sức mạnh quân sự ».

Trước mắt những nỗ lực nối lại đối thoại Mỹ- Trung đang bị « quả khinh khí cầu » xuất hiện trên bầu trời bang Montana thách thức. Sự cố đó làm dấy lên một loạt các câu hỏi về dụng ư của Bắc Kinh, về quyền lực của ông Tập Cận B́nh trong nội bộ Đảng, về khả năng pḥng thủ của siêu cường số 1 thế giới là Mỹ, về khả năng Washington -Bắc Kinh t́m một lối thoát danh dự cho cả hai phía trước khi nối lại đối thoại.

Có một điều chắc chắn, là các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài phải kiên nhẫn thêm một thời gian nữa mới hy vọng trông thấy viễn cảnh « thuận lợi hơn ». Về ngoại giao và thương mại, kinh tế, cảnh « gương vỡ lại lành » đă nhiều lần lặp đi lặp lại tronglịch sử. Chắc chắn tại Hội Nghị An Ninh Munich cuối tuần này, ống kính truyền h́nh thế giới sẽ tập trung vào hai nhân vật là ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc.