PDA

View Full Version : Cách xua tan cơn đau cơ bắp chân


sunshine1104
04-30-2023, 14:33
Các vấn đề gây đau ở bắp chân có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: chuột rút, căng cơ, viêm gân Achilles, viêm mô bao xung quanh cơ... Để giảm đau và làm dịu các triệu chứng này, có thể áp dụng các phương pháp như chườm đá, xoa bóp và nghỉ ngơi. Ngoài ra, để tránh t́nh trạng này xảy ra, người tập thể dục nên lựa chọn giày chân chính hăng, phù hợp với hoạt động vận động của ḿnh và thực hiện các động tác khởi động và tập luyện đúng cách.

Chuột rút

Chân hoạt động quá nhiều, ngồi một tư thế quá lâu hay không uống đủ nước đều có thể khiến chân bị chuột rút dẫn tới các cơn đau bất ngờ. Hầu hết triệu chứng này vô hại và sẽ cải thiện khi xoa bóp, duỗi chân nhẹ nhàng hoặc đắp khăn ấm, túi sưởi lên chỗ đau. Tuy nhiên, chuột rút cơ bắp cũng có thể do các vấn đề khác về sức khỏe gây ra như dây thần kinh bị chèn ép. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần tới gặp bác sĩ.

Căng cơ

Kéo căng chân quá mức hoặc tạo ra nhiều áp lực lên bắp chân đều làm căng cơ. Với trường hợp này, cơn đau sẽ âm ỉ và nặng hơn khi di chuyển. T́nh trạng sưng tấy, mẩn đỏ hoặc bầm tím cũng rất phổ biến, thậm chí ngón chân của bạn cũng có khả năng bị sưng lên rất đau. Nghỉ ngơi và chườm đá là cách hữu ích giảm cơn đau tức thời. Bên cạnh đó, khi ngồi, nên cố gắng nâng bắp chân cao hơn hông. Căng cơ có thể mất đến 6 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles nối cơ bắp chân với xương gót chân. Khi gân Achilles bị thương, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở phía sau chân và đau nhiều hơn sau khi hoạt động. Bắp chân có thể cứng và đau vào buổi sáng. Viêm gân Achilles thường cải thiện bằng phương pháp điều trị RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, quấn băng và nâng cao). Nếu t́nh trạng không thuyên giảm, bạn phải thực hiện vật lư trị liệu.

U nang baker

Chất lỏng bên trong đầu gối giúp chân di chuyển trơn tru nhưng chấn thương hoặc viêm khớp có thể khiến quá nhiều chất lỏng tích tụ ở phía sau đầu gối (khoeo chân). Nếu bị u nang baker, bạn sẽ thấy sưng tấy và không thể duỗi thẳng đầu gối. Sưng và đỏ cũng có thể lan đến bắp chân, gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đôi khi, u nang baker tự biến mất khiến phần lớn mọi người chủ quan. Nếu t́nh trạng sưng và viêm không đỡ, bạn sẽ cần phải được thăm khám để t́m ra nguyên nhân và điều trị.

Đau thần kinh tọa

Nếu dây thần kinh tọa ở lưng dưới bị chèn ép hoặc viêm, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở một hoặc cả hai chân. Đau thần kinh tọa có thể đến và đi một cách nhẹ nhàng nhưng cũng có khả năng trở nên tồi tệ hơn sau khi đứng hoặc đi bộ. Xử lư cơn đau bằng cách chườm đá mỗi lần 20 phút hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn cũng có thể thử xoa bóp, châm cứu hoặc tập yoga. Nếu vẫn c̣n đau, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm steroid.

Hội chứng chèn ép khoang

Bên trong chân là các túi cơ, dây thần kinh và mạch máu. Hoạt động quá mức (như chạy quá nhiều) có thể gây chảy máu hoặc sưng bên trong. Nếu bạn mắc hội chứng chèn ép khoang, áp lực tích tụ bên trong cơ khiến lưu lượng máu giảm xuống, bắp chân bị chuột rút hoặc đau khi di chuyển, sưng hoặc ph́nh cơ. Tạm dừng hoạt động là biện pháp hữu ích. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ cần phẫu thuật.

Giăn tĩnh mạch

Nếu bạn đứng hoặc đi lại nhiều, áp lực dồn lên chân có thể gây giăn tĩnh mạch ở một hoặc cả hai bắp chân. Những tĩnh mạch dày và phồng này có thể gây đau, rát, sưng và ngứa. Với những người bị giăn tĩnh mạch, vận động là biện pháp hữu hiệu nhưng không nên chọn những bài tập gây nhiều áp lực cho đôi chân như chạy bộ, thay vào đó nên đi bộ, tập căng cơ, yoga... Ngoài ra, nâng chân, massage, thay đổi lối sống (không nên đi hoặc ngồi quá lâu)... cũng giúp giảm các triệu chứng. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể điều trị bằng cách đóng hoặc thu nhỏ tĩnh mạch.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là t́nh trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu (thường là bắp chân hoặc đùi) hoặc vùng chậu khiến bắp chân đau và cảm thấy nóng, da đỏ. Béo ph́, mang thai, hút thuốc và ngồi trong thời gian dài là những nguyên nhân gây DVT. Nếu cục máu đông ở chân bị vỡ ra, nó có thể di chuyển đến phổi và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. V́ vậy, khi thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hăy tới gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nhiễm trùng xương

Dù không phổ biến nhưng vi trùng đôi khi xâm nhập vào xương và gây viêm tủy xương. Khi nhiễm trùng ở xương cẳng chân, bạn sẽ thấy bắp chân bị đỏ, sưng và nóng hoặc cơ thể bị sốt và mệt mỏi. Nếu các xét nghiệm xác nhận bị nhiễm trùng xương, cần dùng kháng sinh để điều trị.