Log in

View Full Version : Vén màn hầm trú ẩn hạt nhân tuyệt mật của Đan Mạch


Romano
05-08-2023, 12:03
Một boongke nguyên tử tuyệt mật đă được mở cửa đón công chúng ở Đan Mạch. Từ chỗ được xây dựng để chống lại bom hạt nhân, nó đă trở thành bảo tàng ngầm đáng kinh ngạc.
Ẩn ḿnh trong khu rừng Rold Forest ở phía bắc Jutland, cách Copenhagen khoảng 400 km về phía tây bắc, là khu hầm trú ẩn rộng lớn REGAN Vest (Bảo tàng Chiến tranh Lạnh REGAN West).

Được bí mật xây dựng vào những năm 1960 trong giai đoạn căng thẳng Chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm, đây từng là nơi chính phủ Đan Mạch, và thậm chí cả nữ hoàng, sẽ sơ tán đến nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Kế hoạch được vạch ra ban đầu là các nhà lănh đạo Đan Mạch điều hành đất nước từ bên trong nơi trú ẩn, nằm sâu 60 m dưới mặt đất này. Sự tồn tại của boongke đă được giữ kín trong nhiều thập kỷ cho đến khi được tiết lộ vào năm 2012.

Sau nhiều năm chuẩn bị, nó đă được mở cửa cho công chúng lần đầu tiên vào tháng 2/2023, lần này với tư cách là bảo tàng.

Chỉ 50.000 du khách được phép được tới hàng năm, với giới hạn nhóm nhỏ 10 người trong chuyến tham quan có hướng dẫn viên kéo dài 90 phút, khám phá 2 km hệ thống boongke mê cung, theo BBC.

Hầm trú ẩn hạt nhân bí mật
Dưới khu rừng cao chót vót, phóng viên Adrienne Murray Nielsen đi dọc theo con đường ngắn dẫn đến lối vào boongke - nơi từng được canh gác bởi các cảnh sát trang bị súng lục và lựu đạn.

Khung cửa bê tông bị phong hóa, đă chuyển sang màu xanh rêu. Nó trông b́nh thường đến mức mạng lưới đường hầm rộng lớn mà nó che giấu càng trở nên đáng kinh ngạc hơn.

"Đây là một phần của việc giữ bí mật", nhà sử học Bodil Frandsen, người phụ trách bảo tàng, đi cùng cho biết.

Bước vào đường hầm, Nielsen chia sẻ cô có cảm giác như đang bước vào một vũ trụ bí mật song song.

"Hăy lắng nghe", Lars Christian Nørbach, Giám đốc Bảo tàng North Jutland nói, khi cánh cửa đóng sầm lại, kéo theo một tiếng vang dội xuống đường hầm dài 300m phía trước.

Thời gian đi bộ chỉ vài phút nhưng Nielsen có cảm giác dài hơn nhiều khi lần theo những bức tường uốn lượn, có rănh được thiết kế để làm chậm làn sóng áp suất của một vụ nổ hạt nhân.

Cuối cùng, họ đến cánh cửa nặng nề, kín gió, đánh dấu điểm bắt đầu của căn hầm thực sự.

Điểm dừng chân đầu tiên là pḥng máy - nơi máy phát điện diesel sẽ duy tŕ hoạt động của căn hầm. Frandsen giải thích sau khi cánh cửa đóng kín, phong tỏa với thế giới bên ngoài, sẽ có đủ điện, không khí được tái chế và các nguồn cung cấp khác trong 10 ngày.

Bà ví nó như một chiếc tàu ngầm nhưng "ở trên đất liền".

Chiến tranh Lạnh là thời kỳ căng thẳng chính trị và quân sự chủ yếu giữa Liên Xô cũ với các cường quốc phương Tây, trong đó có Mỹ.

Là thành viên NATO từ năm 1949, vị trí của Đan Mạch ở cửa biển Baltic quan trọng về mặt chiến lược. Nhưng vị trí gần Bức màn Sắt cũng khiến nước này dễ bị tổn thương, đó là lư do Đan Mạch đă chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Việc xây dựng hầm REGAN Vest bắt đầu vào năm 1963 và hoàn thành 5 năm sau đó.

Hầm chống hạt nhân ra đời, rộng 5.500 m2, có h́nh dạng giống như hai ṿng lớn, được kết nối với nhau, mỗi ṿng chia làm tầng trên và tầng dưới, cùng hơn 230 pḥng có thể chứa khoảng 350 người.

Hầu hết người này sẽ là các bộ trưởng và công chức - một phần tinh gọn của chính quyền Đan Mạch, được giao nhiệm vụ điều hành công việc của quốc gia trong thời kỳ đen tối nhất - cùng một số nhân viên y tế, nhà báo và một linh mục.

"Một thế giới khác"
Khi đi qua một hành lang, Nielsen sững sờ khi nh́n thấy những văn pḥng c̣n nguyên, vẫn được trang bị điện thoại, đồ văn pḥng phẩm kiểu cũ, cùng pḥng liên lạc và pḥng thu radio nhỏ.

Phần lớn lối trang trí bắt nguồn từ những năm 1960-1970, bao gồm hàng chục chiếc ghế cổ điển nguyên bản của nhà thiết kế nổi tiếng người Đan Mạch Arne Jacobsen.

"Ở đây như một thế giới khác", Nørbach nhận xét. "Điều đặc biệt là boongke này được công bố, xác thực. Nó giống hộp thời gian".

Ông giải thích các boongke khác của chính phủ vẫn tồn tại, nhưng đă được làm mới hoặc không mở cửa cho công chúng.

Rất may, nỗi lo hạt nhân đă không xảy ra và REGAN Vest chỉ được sử dụng cho các cuộc tập trận. Dù vậy nó vẫn ở chế độ chờ cho đến năm 2003.

9 năm sau, bí mật được giữ kín kết thúc và sau đó là sự chuẩn bị kéo dài gần một thập kỷ để bảo tồn boongke như viện bảo tàng.

Khi Nielsen bước vào "Pḥng t́nh huống" của boongke, bản đồ quân sự phủ kín các bức tường, sẵn sàng cho những cuộc họp không bao giờ diễn ra.

“Nếu bạn nh́n vào bản đồ… bạn sẽ thấy Đan Mạch là một quốc gia ở tuyến đầu” vào thời điểm đó, Frandsen giải thích.

Chiến tranh Lạnh c̣n là thời điểm của sự sợ hăi và hoang tưởng, đồng thời tinh thần chuẩn bị sẵn sàng luôn ở mức cao độ. Từ tầng hầm tại trường mẫu giáo đến pháo đài quân sự, khoảng 14.000 công tŕnh kiến trúc thời Chiến tranh Lạnh đă được dựng lên trên khắp Đan Mạch.

“Tôi không thể nói nhiều hơn về điều đó, bởi nó vẫn đang hoạt động và được giữ bí mật”, bà Frandsen cho hay.

Dọc theo hành lang tṛn của khu dân cư trong căn hầm, những cầu thang được sơn màu xanh lá cây, xanh da trời, vàng và cam.

Nielsen chia sẻ cô thoáng thấy một cuộc sống siêu thực ở đây. Những căn pḥng giản dị với những chiếc giường tầng và mũ bảo hộ.

"Đây là pḥng VIP. Có thảm trên sàn", Nørbach thông báo khi họ bước vào một pḥng ngủ rộng răi hơn với hai giường đơn, pḥng tắm riêng và văn pḥng nhỏ.

Những khu này có thể được dành cho Nữ hoàng Margrethe. Trên thực tế, bà đă đến thăm một lần, và thậm chí phê duyệt những bức tranh treo tường trong pḥng ḿnh, theo những ǵ Nielsen được chia sẻ.

Cuộc hành tŕnh dưới ḷng đất sau đó kết thúc bên trong quán ăn tự phục vụ - nơi những chiếc đèn đen giống nhau treo thấp trên bàn và giấy dán tường theo phong cách ảnh thực mô tả cảnh rừng.

Sau tất cả, việc căn hầm có thể được giấu kín trong nửa thế kỷ là điều đáng chú ư nhất. Nielsen ṭ ṃ muốn biết người dân địa phương nghĩ ǵ về nó.

“Mọi người nóng ḷng muốn đi xuống và xem nó là ǵ”, Frandsen trả lời.

"Nhiều người trong số họ nói: 'Tôi đă biết về nó'", Nørbach cười cho hay. “Nhưng đừng tin họ".