PDA

View Full Version : Suy thoái của New Zealand: Điềm báo cho thế giới


pizza
06-15-2023, 09:21
Điềm báo cho thế giới từ sự suy thoái của New Zealand. Với việc New Zealand, một trong những quốc gia đi đầu trong việc tăng lăi suất, rơi vào suy thoái có thể là một điềm báo tiềm tàng cho nhiều quốc gia khác.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2231920&stc=1&d=1686820833
New Zealand đi đầu thế giới trong việc tăng lăi suất để chống lại làn sóng lạm phát hậu đại dịch Covid-19. Việc quốc gia này hiện đă chính thức rơi vào suy thoái có thể là một điềm báo tiềm tàng về những ǵ sắp xảy ra ở nhiều quốc gia khác, Bloomberg nhận định.

Dữ liệu chính thức được công bố hôm 14/6 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đă giảm 0,1% trong quư I năm 2023. Trước đó, vào quư IV năm ngoái, GDP của nước này ghi nhận mức giảm 0,7% đă được điều chỉnh. Suy thoái được định nghĩa là hai quư có GDP tăng trưởng âm.

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu tăng lăi suất khi lạm phát gia tăng sau đại dịch. Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) tăng lăi suất 5,25 điểm phần trăm trong ṿng chưa đầy 20 tháng, vượt xa cả tốc độ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giờ đây, tác động bắt đầu được cảm nhận khi các hộ gia đ́nh, vốn phải vật lộn với giá cả tăng vọt, chứng kiến khoản trả nợ thế chấp leo thang.

Thách thức ở phía trước
“RBNZ có thể đă làm quá nhiều để kiềm chế lạm phát. Gánh nặng của suy thoái vẫn chưa đến. Chúng tôi đang dự báo các đợt suy giảm tiếp theo trong năm tới”, Jarrod Kerr, nhà kinh tế trưởng tại Kiwibank ở Auckland, nhận định.

Đồng đôla New Zealand (NZD) đă giảm sau khi dữ liệu trên được công bố. So với một năm trước đó, nền kinh tế này tăng trưởng 2,2%, thấp hơn mức ước tính trung b́nh 2,6%.

Trong số những cộng sự tại RBNZ, Thống đốc Adrian Orr được cho là người sẵn sàng chấp nhận nhất việc nền kinh tế New Zealand cần suy thoái để hạ nhiệt lạm phát.

RBNZ từng dự báo một đợt suy thoái sẽ xảy ra vào thời điểm mà hầu hết ngân hàng trung ương lớn khác tập trung vào ư tưởng rằng con đường hẹp dẫn đến một cuộc "hạ cánh mềm" vẫn khả thi.

Trong kinh tế học, hạ cánh mềm là việc kinh tế tăng trưởng chậm lại theo chu kỳ để tránh suy thoái. Trong khi đó, đường cong lợi suất, tức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn, của Mỹ đă bắt đầu đảo ngược, theo sau là New Zealand và Anh. Đáng nói, trong ṿng 60 năm qua, tín hiệu này đă cảnh báo chính xác hầu hết cuộc suy thoái của Mỹ.

Giờ đây, nền kinh tế New Zealand đă suy giảm trong hai quư liên tiếp, và điều đó có thể tiếp tục khiến nhiều nhà đầu tư trái phiếu càng thêm tin tưởng rằng các quốc gia lớn khác sẽ gặp phải thách thức tương tự.

Theo CNBC, Fed đă quyết định tạm dừng tăng lăi suất trong cuộc họp ngày 14/6. Tuy nhiên, cơ quan này dự báo lăi suất có thể sẽ tăng lên mức 5,6% trong năm 2023.

RBNZ từng dự đoán mức tăng trưởng 0,3% trong quư đầu tiên và suy thoái nhẹ trong quư II, quư II. Tuy nhiên, Bộ Tài chính hồi tháng 5 đă rút lại dự báo về sự suy giảm trong ba quư liên tiếp vào năm nay. Bộ này khẳng định lượng khách du lịch, sự phục hồi sau băo và chi tiêu của chính phủ sẽ hỗ trợ tăng trưởng.

Ngân hàng trung ương nước này tăng lăi suất với tốc độ kỷ lục để kiểm soát lạm phát. Việc nền kinh tế New Zealand được xác nhận rơi vào suy thoái xảy ra bốn tháng trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 14/10, trong đó áp lực về chi phí sinh hoạt và suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ xuất hiện.

“Đảng Lao động đă quản lư nền kinh tế một cách tồi tệ và người dân New Zealand đang phải trả giá. Cuộc suy thoái này là một cảnh báo đèn đỏ”, Nicola Willis, người phát ngôn mảng tài chính của đảng Quốc gia, cho hay.

Trong khi suy thoái vẫn c̣n mang tính kỹ thuật sau khi GDP hai quư giảm liên tiếp, đây đă trở thành một vấn đề chính trị quan trọng khi New Zealand hướng tới một cuộc bầu cử vào tháng 10. Các cử tri nước này đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt cao hơn, theo Reuters.

Bộ trưởng Tài chính Grant Robertson nhận định nền kinh tế đă bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong quư này, bao gồm cả một trận băo gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng sản xuất lương thực quan trọng ở đảo Bắc.

“Nh́n về phía trước, tăng trưởng xuất khẩu, du lịch phục hồi, sinh viên quốc tế quay trở lại, ḍng người di cư và đầu tư phục hồi giúp nền kinh tế có vị thế tốt để đối phó với những khoảng thời điểm khó khăn”, ông Robertson nói.

Chưa thể cảm nhận tác động đầy đủ
Vào tháng trước, RBNZ cho biết họ đă hoàn thành việc tăng lăi suất sau khi nâng lăi suất cơ bản lên 5,5%. Tuy nhiên, họ dự kiến không bắt đầu cắt giảm lăi suất cho đến quư III năm sau.

Bloomberg nhận định vẫn chưa thể cảm nhận tác động đầy đủ của động thái thắt chặt tiền tệ này, khi nhiều hộ gia đ́nh vẫn chưa phải chịu mức lăi suất cao hơn đối với các khoản thế chấp.

Dẫu vậy, tỷ lệ thất nghiệp 3,4% của New Zealand vẫn gần mức thấp kỷ lục, du lịch đang phục hồi nhanh hơn dự kiến và nhập cư đang gia tăng. Lạm phát ở nước này vẫn ở mức 6,7%, cao hơn mức mục tiêu 1-3% của RBNZ.

Miles Workman, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng ANZ New Zealand ở Wellington, nhận định dữ liệu về GDP có thể khiến RBNZ ngạc nhiên, nhưng ngân hàng trung ương vẫn có vấn đề lạm phát khó giải quyết trước khi xem xét cắt giảm lăi suất.

Cơ quan thống kê New Zealand nhận định dịch vụ kinh doanh là nguyên nhân lớn nhất khiến GDP quư I giảm, khi ghi nhận mức giảm 3,5%. Trong khi đó, sản xuất giảm 1,1%.

Băo Gabrielle đă khiến New Zealand chịu thiệt hại nặng nề. Ảnh: Reuters.
Các sự kiện thời tiết bất lợi trong quư, bao gồm lũ lụt nghiêm trọng ở Auckland và băo Gabrielle, đă góp phần làm giảm các dịch vụ hỗ trợ vận tải và trồng trọt, đồng thời làm gián đoạn các dịch vụ giáo dục.

Trên cơ sở b́nh quân đầu người, GDP đă giảm 0,7% trong quư đầu tiên và 1,1% trong quư IV năm ngoái.

Đầu tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đă đưa ra đánh giá mới nhất về sức khỏe tài chính của New Zealand, cho biết nước này “đang trong giai đoạn phát triển chậm cần thiết do chính sách gây ra sau quá tŕnh phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch”.

IMF nhận định New Zealand đă phục hồi nhanh hơn hầu hết nền kinh tế tiên tiến khác nhờ khả năng đối phó đại dịch, nhưng cho biết sự hỗ trợ và đầu tư “hào phóng” của chính phủ “phải trả giá bằng việc phát triển quá nóng”, Guardian đưa tin.

VietBF@ sưu tập