TinNhanh247
06-21-2023, 09:00
Washington tiếp tục gây áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân
https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_06_21_294_46152 896/6efd555f1712fe4ca703 .jpg
Nhà Trắng ở thủ đô Washington, D.C. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/6 đã gia hạn một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, cũng như tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới mối đe dọa hạt nhân mà nước này cáo buộc do Bình Nhưỡng gây ra.
Quyết định trên cũng được Nhà Trắng thông báo cho Quốc hội. Các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên và tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên được đưa ra khi cựu Tổng thống George W. Bush ký một sắc lệnh hành pháp vào năm 2008.
"Sự tồn tại và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục tạo thành một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ", Tổng thống Biden nhấn mạnh khi công bố quyết định trên.
Sắc lệnh hành pháp bao gồm một loạt các hạn chế đối với Triều Tiên, trong đó có việc đóng băng tài sản, cấm vận thương mại, cấm đi lại và cấm các công ty Mỹ tìm cách kinh doanh tại Triều Tiên. Trong khi hầu hết các chính sách đó đã được áp dụng trước sắc lệnh năm 2008, biện pháp này cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho Tổng thống thêm quyền lực trong một số trường hợp nhất định.
Tương tự như các chính quyền tiền nhiệm, ông Biden đã nhiều lần kêu gọi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2021, Tổng thống Biden đã cho phép thực hiện một loạt các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ với Hàn Quốc, điều mà Triều Tiên đã lên án là hành động gây hấn và để đáp lại, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng chục vụ thử vũ khí trong những năm qua, bao gồm cả việc thử một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi Trung Quốc gây sức ép để buộc Bình Nhưỡng tham gia đối thoại. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết khi Washington giải quyết "mối quan tâm chính đáng của tất cả các bên".
https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_06_21_294_46152 896/6efd555f1712fe4ca703 .jpg
Nhà Trắng ở thủ đô Washington, D.C. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/6 đã gia hạn một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Triều Tiên, cũng như tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan tới mối đe dọa hạt nhân mà nước này cáo buộc do Bình Nhưỡng gây ra.
Quyết định trên cũng được Nhà Trắng thông báo cho Quốc hội. Các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên và tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên được đưa ra khi cựu Tổng thống George W. Bush ký một sắc lệnh hành pháp vào năm 2008.
"Sự tồn tại và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục tạo thành một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ", Tổng thống Biden nhấn mạnh khi công bố quyết định trên.
Sắc lệnh hành pháp bao gồm một loạt các hạn chế đối với Triều Tiên, trong đó có việc đóng băng tài sản, cấm vận thương mại, cấm đi lại và cấm các công ty Mỹ tìm cách kinh doanh tại Triều Tiên. Trong khi hầu hết các chính sách đó đã được áp dụng trước sắc lệnh năm 2008, biện pháp này cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho Tổng thống thêm quyền lực trong một số trường hợp nhất định.
Tương tự như các chính quyền tiền nhiệm, ông Biden đã nhiều lần kêu gọi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2021, Tổng thống Biden đã cho phép thực hiện một loạt các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ với Hàn Quốc, điều mà Triều Tiên đã lên án là hành động gây hấn và để đáp lại, Bình Nhưỡng đã tiến hành hàng chục vụ thử vũ khí trong những năm qua, bao gồm cả việc thử một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi Trung Quốc gây sức ép để buộc Bình Nhưỡng tham gia đối thoại. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết khi Washington giải quyết "mối quan tâm chính đáng của tất cả các bên".