PDA

View Full Version : Trước khi mất liên lạc, tàu lặn Titan đă có động thái bất thường


miro1510
07-05-2023, 13:30
Theo thông tin sơ bộ mà 1 chuyên gia trong ngành tàu lặn quốc tế cung cấp, trong quá tŕnh lặn, tàu Titan đă thả nhiều vật nặng.

Tàu Titan phát hiện bất thường nên thả vật nặng để nổi lên?

Ngày 4/7, hăng Guardian dẫn thông tin sơ bộ về hành tŕnh của tàu Titan trước khi gặp nạn dưới đáy Đại Tây Dương vào tháng 6 cho biết, tàu lặn đă thả vật nặng xuống biển.

Trao đổi với hăng tin Guardian, ông Rob McCallum - chuyên gia về tàu lặn từng thực hiện các hành tŕnh đưa du khách tham quan ngắm xác tàu Titanic bằng tàu ngầm của Nga vào những năm 2000, cho biết ông đă tiếp cận được báo cáo sơ bộ về hành tŕnh cuối cùng của Titan, tàu lặn gặp nạn khi thám hiểm xác tàu Titanic ngoài khơi Đại Tây Dương hôm 18/6.

"Báo cáo mà tôi nhận được ngay sau thảm kịch cho thấy tàu Titan đă thả vật nặng khi đạt độ sâu 3.500 mét... Sau đó tàu lặn đứt liên lạc với tàu mẹ", ông nói.

Theo chuyên gia McCallum, thông thường, khi gần tiếp cận đáy biển, tàu lặn có thể thả vật nặng để làm chậm tốc độ lặn xuống. Trong trường hợp khác, tàu thả vật nặng để nổi lên mặt nước.

https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_07_05_30_462808 62/22c90584b5c95c9705d8 .jpg

Tàu lặn Titan của công ty OceanGate Expeditions (Ảnh: Shutterstock).

Ông McCallum cho biết chỉ có thể xác minh tàu Titan thả vật nặng trong trường hợp nào trong số 2 mục đích nêu trên qua việc đọc nhật kư lặn.

Tuy nhiên, v́ tàu lặn không trang bị thiết bị ghi dữ liệu hành tŕnh nên việc t́m hiểu thông tin về những ǵ đă xảy ra trong chuyến thám hiểm của tàu Titan phụ thuộc vào tin nhắn liên lạc giữa tàu lặn và tàu mẹ.

Do đó, nếu nhật kư liên lạc không lưu thông tin liên quan th́ sẽ không bao giờ có thể xác minh chính xác mục đích tàu Titan thả vật nặng để làm chậm quá tŕnh lặn hay để hủy hành tŕnh, đưa tàu nổi lên sau khi phát hiện t́nh huống bất thường.

Nhiều lời cảnh báo về an toàn của tàu Titan bị phớt lờ

Trước đó, ngày 1/7, ông McCallum cũng chia sẻ với báo New Yorker cho biết, ông và một số chuyên gia trong ngành công nghiệp tàu lặn từng cảnh báo về an toàn của tàu lặn do công ty OceanGate Expeditions phát triển.

Ông McCallum cho hay, khi OceanGate đặt mục tiêu thực hiện các chuyến tham quan ngắm xác tàu Titanic vào năm 2015, chính ông Stockton Rush - người đồng sáng lập công ty - đă mời ông McCallum tham gia.

“Thời điểm đó, tôi là người duy nhất mà ông Rush quen biết, từng thực hiện các chuyến thám hiểm thương mại ngắm xác tàu Titanic. Ông ấy muốn tiến xa hơn, có thể chế tạo con tàu chuyên phục vụ những chuyến đi này”, ông McCallum kể lại.

Ông McCallum từng đưa ra một số lời khuyên về marketing và logistics cho ông Rush và trực tiếp đến thăm xưởng làm việc của OceanGate tại TP Seattle, xem xét, t́m hiểu mẫu tàu lặn đầu tiên của công ty - Cyclops I. Đây là tàu nghiên cứu được cải tiến, có thể lặn xuống độ sâu tối đa khoảng 460m.

Và ông Rush đă định dùng phần lớn thiết kế tàu Cyclops I cho tàu lặn thám hiểm xác tàu Titanic của công ty có tên Cyclops II sau này được đặt tên là tàu Titan.

Nhưng ông McCallum đă vô cùng e ngại về mức độ an toàn của tàu Cyclops I, do tàu có thiết kế thô sơ và thiếu nhiều tính năng đảm bảo an toàn.

Chẳng hạn như, hệ thống điều khiển của tàu Cyclops I sử dụng công nghệ Bluetooth trong khi tất cả tàu lặn trên thế giới đều được trang bị thiết bị điều khiển cứng, tránh t́nh trạng mất kiểm soát do mất tín hiệu. Thực tế, tàu Cyclops I từng bị mắc kẹt khi thực hiện thử nghiệm trong vùng nước nông.

Với những quan ngại trên, ông McCallum quyết định không gia nhập dự án của ông Rush và gửi thư đề cập những vấn đề trên với nhà đồng sáng lập OceanGate.

Những hồi đáp lại, CEO Rush viết: “Tôi đă phát ngán với những chuyên gia trong ngành công nghiệp tàu lặn luôn viện dẫn quan ngại về an toàn để ngăn cản đổi mới và những công ty mới gia nhập thị trường. Kể từ khi ông Guillermo Söhnlein và tôi thành lập OceanGate, chúng tôi đă phải nghe những luận điểm vô căn cứ rằng quy tŕnh phát triển tàu lặn của công ty có thể dẫn tới sự cố chết người quá nhiều lần", theo email hồi đáp ông McCallum vào năm 2018 mà hăng tin Guardian tiếp cận được.

Ông Rush khẳng định tàu lặn Titan và các hệ thống an toàn trên tàu hoạt động hiệu quả hơn cả các loại tàu lặn khác đă đi vào vận hành.

Ngoài ông McCallum, đă có ông David Lochridge - người điều khiển tàu Cyclops I khi ông McCallum tham gia chuyến lặn thử nghiệm cũng tiết lộ từng gửi báo cáo bằng văn bản, đề cập quan ngại về an toàn của tàu lặn tới OceanGate và ông Rush. Kết quả, ông Lochridge bị sa thải sau khi đưa ra cảnh báo.

Ông Lochridge liền khiếu nại lên Cơ quan Quản lư An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ (Osha), cho biết bị chấm dứt hợp đồng lao động sau khi nêu quan ngại về an toàn với mẫu tàu lặn của công ty OceanGate.

Theo New Yorker, luật sư của công ty OceanGate đă đe dọa sẽ viện đến thủ tục pháp lư nếu ông Lochridge không rút đơn khiếu nại nộp lên Osha. Sau vài tháng đấu tranh, ông Lochridge đă chấp nhận làm theo yêu cầu của OceanGate.

OceanGate chưa phản hồi đề nghị đưa ra b́nh luận trước thông tin trên của hăng tin Guardian.

Ngoài ra, c̣n có một chuyên gia tàu lặn khác đồng thời là bạn của ông Rush - ông Karl Stanley cũng cảnh báo an toàn với tàu lặn do OceanGate phát triển. Ông Stanley cho biết nghe thấy âm thanh khả nghi trong chuyến thám hiểm bằng tàu lặn Titan ở vùng biển ngoài khơi Bahamas vào tháng 4/2019. Theo ông Stanley, âm thanh này giống như một khu vực trên thân tàu đang bị đè ép dưới áp suất lớn của nước dưới đáy biển.