PDA

View Full Version : Tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet: Di sản của cha và kỳ vọng 'thay áo mới'


troopy
07-28-2023, 03:19
Gắn bó phần lớn thời gian trong quân đội và từng dành nhiều năm học tại nước ngoài, ông Hun Manet được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ ǵn ổn định trong nước, đồng thời giúp Campuchia phát triển theo hướng cởi mở hơn.

https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_07_28_357_46477 240/6ef6d6e749aaa0f4f9bb .jpg

Ông Hun Manet.

Vị thủ tướng 70 tuổi của Campuchia, ông Hun Sen, vừa tuyên bố sẽ từ chức sau 38 năm cầm quyền.

Trong bài phát biểu đặc biệt trên Đài Truyền h́nh Quốc gia Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cho biết Quốc vương sẽ ra sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng mới cho con trai cả của ḿnh, ông Hun Manet, trong khoảng 3 tuần nữa.

Thông báo trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Campuchia khóa VII. Đảng Nhân dân Campuchia đă giành được 120 trên tổng số 125 ghế nghị sĩ và theo quy định, ứng cử viên của đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ là thủ tướng.

Đường thăng tiến của Tân thủ tướng Campuchia?

Sinh ra và lớn lên tại Phnom Penh, ông Hun Manet (sinh năm 1977) là con cả trong số 5 người con của Thủ tướng Hun Sen. Năm 1995, ông Manet gia nhập quân đội Campuchia và được cử du học tại Mỹ và Anh.

Không ngừng nỗ lực học tập, năm 1999, ông Manet trở thành người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Mỹ, hay c̣n gọi là Học viện West Point, một trong những trường đại học đào tạo lănh đạo hàng đầu nước Mỹ.

Sau đó, ông Manet tiếp tục học và nghiên cứu sâu hơn về kinh tế, thành công lấy được bằng Thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York (Mỹ) vào năm 2002 và bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh) vào năm 2008.

Song song với quá tŕnh học tập, ông Manet cũng từng bước thăng cấp trong Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia.

Từ phó đội cận vệ của cha ông, Thủ tướng Hun Sen, ông Manet nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm và trở thành người đứng đầu Lực lượng đặc biệt chống khủng bố quốc gia. Hiện, ông Manet đang giữ hàm tướng bốn sao và là Tư lệnh Lục quân kiêm Phó tổng tư lệnh của quân đội hoàng gia Campuchia.

Ngay tại thời điểm ông Manet được cha chọn làm người kế vị, ông đă nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của CPP.

“Quá tŕnh huấn luyện quân sự của Hun Manet tại West Point và bằng Tiến sĩ từ Bristol đă giúp ông chiếm trọn sự tín nhiệm và củng cố vững chắc vị trí người kế thừa”, ông Lee Morgen Besser, một chuyên gia chính trị Đông Nam Á tại Đại học Griffith (Australia) bày tỏ.

Ông Hun Manet sẽ giúp Campuchia “thay áo mới”?

Sự chuyển giao quyền lực lần này cho ông Hun Manet, người đă dành rất nhiều năm tại phương Tây, đang được kỳ vọng sẽ thay đổi Campuchia theo hướng hiện đại và cởi mở hơn.

Bản thân Thủ tướng Hun Sen từng chia sẻ rằng ông hy vọng người kế vị sẽ có lối đi riêng của bản thân. Một số nhà b́nh luận cũng cho rằng kỹ năng lănh đạo của ông Hun Manet được đào tạo ở phương Tây có thể mở ra một sự thay đổi dần dần hướng tới tự do hóa và dân chủ hóa ở Campuchia.

Trong quá khứ, ông Manet ít khi lên tiếng về quan điểm chính trị của bản thân. Theo ông chia sẻ, điều quan trọng nhất đối với ông là phải giữ ǵn ḥa b́nh, ổn định và an ninh đất nước bằng bất cứ giá nào.

VietBF@ sưu tập

Gibbs
03-06-2024, 14:23
Sáng 6/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet khi hai ông cùng tham dự một hội nghị tại Úc.
Hai ông đă nhiều lần gặp mặt nhau kể từ khi ông Hun Manet thay cha ḿnh là Hun Sen lên làm thủ tướng.
Ông Chính chúc mừng Campuchia và ông Hun Sen về kết quả bầu cử Thượng viện, một bước đánh dấu sự quay lại chính trường của ông Hun Sen sau khi rời ghế thủ tướng vào năm ngoái.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ gập ghềnh. Trong quá khứ gần, Việt Nam từng đưa quân vào Campuchia để lật đổ Khmer Đỏ. Ông Hun Sen được coi là người mà Việt Nam đă dựng lên trong cuộc chiến với Khmer Đỏ ấy.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ông Hun Sen dường như luôn giữ khoảng cách với Hà Nội.
Việc Campuchia dần ngả về phía Trung Quốc cũng là một trong những mối lo ngại đối với Việt Nam.
Dù thủ tướng hai nước nhất trí thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực như thương mại, giao thông và quốc pḥng - an ninh, nhưng câu chuyện kênh đào Phù Nam có vẻ không được đả động tới.
Trong khi ba ngày trước đó, cũng tại Úc, ông Hun Manet lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Phù Nam khi gặp gỡ kiều dân Campuchia. Ông nói con kênh này sẽ “phục vụ ngành vận tải đường thủy, nối sông với biển, tạo việc làm và giảm chi phí vận chuyển”. Điều này dường như cho thấy quyết tâm của ông Hun Manet để xây dựng dấu ấn cho ḿnh trong lúc cầm quyền.
Người Campuchia gọi việc đào kênh Phù Nam Techo (Funan Techo) là "người Campuchia tự thở bằng mũi của ḿnh".
Thế nhưng, con kênh từ Phnom Penh chảy ra Vịnh Thái Lan này có thể khiến Hà Nội phải lo ngại, nhất là khi người láng giềng sẽ không hoặc ít cần sử dụng tuyến đường thủy nội địa (sông Mekong) từ Phnom Penh sang Việt Nam để xuất hàng hóa đi khắp thế giới.

Gibbs
03-12-2024, 12:09
Năm 2023, trong số hơn 2.159 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Campuchia v́ phạm tội, có 507 người Việt Nam (chiếm hơn 23%), theo tờ Khmer Times.
Tính tới tháng 12/2023, Việt Nam cũng là một trong hai quốc gia đứng đầu có số công dân đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Campuchia. Cụ thể, có 2.246 người nước ngoài đang ngồi tù tại Campuchia. Trong đó, có 949 người Việt Nam và 796 người Trung Quốc.
Mới hôm 11/3, có tới 109 người Việt trong số 195 người bị bắt v́ tham gia đánh bạc trái phép. Những người này sẽ bị trục xuất khỏi Campuchia.