PinaColada
08-14-2023, 21:56
Hôm 14/8, tiêm kích Su-27 hoặc Su-35S Nga áp sát, buộc chiến đấu cơ NATO đổi hướng trong quá tŕnh hộ tống oanh tạc cơ chiến lược tuần tra Bắc Cực.
Bộ Quốc pḥng Nga hôm 14/8 thông báo các oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 đă thực hiện hàng loạt chuyến bay trên không phận quốc tế ở biển Baltic, Barents, biển Na Uy, Đông Siberia, Chukchi, Beaufort và Bắc Băng Dương.
"Chuyến bay dài nhất kéo dài hơn 7 giờ. Tiêm kích Su-35S, Su-27 và MiG-31 của không quân và không quân hải quân Nga đă hộ tống các biên đội oanh tạc cơ. Phi cơ Nga luôn tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế về sử dụng không phận", cơ quan này cho hay.
Oanh tạc cơ và tiêm kích Nga trong chuyến bay ở Bắc Cực ngày 14/8.
Video do truyền h́nh quân đội Nga công bố cho thấy tiêm kích NATO duy tŕ khoảng cách an toàn và liên tục bám theo biên đội oanh tạc cơ. Có thời điểm chiến đấu cơ Su-27 hoặc Su-35S chèn vào giữa và nghiêng cánh chuyển hướng, ép đối phương tránh xa khỏi mục tiêu bảo vệ.
Quốc vụ khanh Lực lượng Vũ trang Anh James Heappey cùng ngày thông báo nước này đă triển khai các tiêm kích Typhoon để giám sát hai oanh tạc cơ Nga trên vùng trời quốc tế phía bắc Scotland. "Các phi công luôn sẵn sàng đối phó mọi mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào lănh thổ Anh", ông nói.
NATO thường xuyên điều chiến đấu cơ giám sát biên đội oanh tạc cơ Nga ở những khu vực như biển Baltic và Biển Đen, nhưng hai bên thường duy tŕ khoảng cách an toàn để tránh xảy ra va chạm.
Bắc Cực vẫn c̣n trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ. T́nh trạng biến đổi khí hậu làm tan chảy băng ở khu vực, mở ra cơ hội khai thác nhiên liệu hóa thạch và khơi thông tuyến hàng hải mới giữa các châu lục quanh Bắc Cực.
Nga củng cố hiện diện quân sự ở Bắc Cực từ trước khi mở chiến dịch tại Ukraine vào tháng 2/2022. Nước này đă cải tạo một số căn cứ từ thời Liên Xô trong khu vực, đồng thời triển khai thêm vũ khí và hệ thống pḥng không tầm xa S-400.
Bộ Quốc pḥng Nga ngày 12/8 cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đă kiểm tra lực lượng đồn trú ở vùng Bắc Cực và công tác bảo vệ "các hạ tầng đặc biệt quan trọng". Một trong các địa điểm ông đến thăm là quần đảo Novaya Zemlya, băi thử vũ khí hạt nhân từng được sử dụng thời Liên Xô, hiện là nơi tiến hành "những đợt đánh giá cấp cao với một số vũ khí và thiết bị quân sự".
VietBF@ sưu tập
Bộ Quốc pḥng Nga hôm 14/8 thông báo các oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 đă thực hiện hàng loạt chuyến bay trên không phận quốc tế ở biển Baltic, Barents, biển Na Uy, Đông Siberia, Chukchi, Beaufort và Bắc Băng Dương.
"Chuyến bay dài nhất kéo dài hơn 7 giờ. Tiêm kích Su-35S, Su-27 và MiG-31 của không quân và không quân hải quân Nga đă hộ tống các biên đội oanh tạc cơ. Phi cơ Nga luôn tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế về sử dụng không phận", cơ quan này cho hay.
Oanh tạc cơ và tiêm kích Nga trong chuyến bay ở Bắc Cực ngày 14/8.
Video do truyền h́nh quân đội Nga công bố cho thấy tiêm kích NATO duy tŕ khoảng cách an toàn và liên tục bám theo biên đội oanh tạc cơ. Có thời điểm chiến đấu cơ Su-27 hoặc Su-35S chèn vào giữa và nghiêng cánh chuyển hướng, ép đối phương tránh xa khỏi mục tiêu bảo vệ.
Quốc vụ khanh Lực lượng Vũ trang Anh James Heappey cùng ngày thông báo nước này đă triển khai các tiêm kích Typhoon để giám sát hai oanh tạc cơ Nga trên vùng trời quốc tế phía bắc Scotland. "Các phi công luôn sẵn sàng đối phó mọi mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào lănh thổ Anh", ông nói.
NATO thường xuyên điều chiến đấu cơ giám sát biên đội oanh tạc cơ Nga ở những khu vực như biển Baltic và Biển Đen, nhưng hai bên thường duy tŕ khoảng cách an toàn để tránh xảy ra va chạm.
Bắc Cực vẫn c̣n trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ. T́nh trạng biến đổi khí hậu làm tan chảy băng ở khu vực, mở ra cơ hội khai thác nhiên liệu hóa thạch và khơi thông tuyến hàng hải mới giữa các châu lục quanh Bắc Cực.
Nga củng cố hiện diện quân sự ở Bắc Cực từ trước khi mở chiến dịch tại Ukraine vào tháng 2/2022. Nước này đă cải tạo một số căn cứ từ thời Liên Xô trong khu vực, đồng thời triển khai thêm vũ khí và hệ thống pḥng không tầm xa S-400.
Bộ Quốc pḥng Nga ngày 12/8 cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đă kiểm tra lực lượng đồn trú ở vùng Bắc Cực và công tác bảo vệ "các hạ tầng đặc biệt quan trọng". Một trong các địa điểm ông đến thăm là quần đảo Novaya Zemlya, băi thử vũ khí hạt nhân từng được sử dụng thời Liên Xô, hiện là nơi tiến hành "những đợt đánh giá cấp cao với một số vũ khí và thiết bị quân sự".
VietBF@ sưu tập