PDA

View Full Version : Chân dung ông Srettha Thavisin


nguoiduatinabc
08-23-2023, 02:05
Quốc hội Thái Lan đă bỏ phiếu bầu ông Srettha Thavisin ứng viên của đảng V́ nước Thái làm thủ tướng.

Ông Srettha một trùm bất động sản và cũng là ứng viên duy nhất cho vị trí thủ tướng Thái Lan sau khi lănh đạo đảng Tiến bước - ông Pita Limjaroenrat không thể thuyết phục quốc hội để trở thành người lănh đạo chính phủ.

Theo trang Thai Enquirer, ông Srettha là cái tên mới mẻ trên chính trường Thái Lan.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2260723&stc=1&d=1692756267

Ông Srettha tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật Xây dựng tại ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) sau đó lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại ĐH Claremont (Mỹ). Ông bắt đầu sự nghiệp với vai tṛ trợ lư giám đốc tại tập đoàn đa quốc gia Procter & Gamble (Thái Lan) trước khi trở thành người đồng sáng lập tập đoàn Sansiri vào năm 1988.

Ông Srettha từng là chủ tịch và giám đốc điều hành của Sansiri. Dưới sự lănh đạo của ông Srettha, Sansiri đă trở thành một trong những tập đoàn bất động sản thành công nhất Thái Lan với giá trị vốn hoá khoảng 880 triệu USD trên thị trường chứng khoán Thái Lan (tính đến tháng 4 trước khi ông từ chức để tham gia cuộc bầu cử).

Theo giới chuyên môn, dù có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, ông Srettha vẫn là cái tên mới trong giới chính trị. Nhờ danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, ông Srettha rất được cộng đồng doanh nghiệp ở Thái Lan yêu mến. Khi ra tranh cử, ông đă tuyên bố sẽ giúp Thái Lan theo đuổi các hiệp định thương mại tự do cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài nếu trở thành thủ tướng.

Theo thăm ḍ của tờ Krungthep Turakij được công bố trước cuộc bầu cử hồi tháng 5, trong số 200 doanh nhân Thái Lan được hỏi, 24,2% người cho biết họ muốn ông Srettha làm thủ tướng. Đây cũng là tỉ lệ ủng hộ cao nhất, vượt qua ông Pita (15,2%) và Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-o-cha (14,1%).

Ông cũng là bạn tâm giao của các cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra (người vừa trở về Thái Lan sau 17 năm lưu vong) và Yingluck Shinawatra.

Ông Srettha vận động tranh cử dựa trên những lời hứa về thúc đẩy kinh tế và công bằng xă hội. Trả lời phỏng vấn tờ Bloomberg hồi tháng 4, ông Srettha cho biết các ưu tiên của ông trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền sẽ là giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt gia tăng, chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đảm bảo b́nh đẳng hôn nhân cho các cặp đồng giới, và soạn thảo một hiến pháp mới đại diện cho ư nguyện của người dân.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Srettha đă giới thiệu chính sách hàng đầu của đảng V́ nước Thái là tặng 10.000 Baht (295 USD, 7 triệu đồng) thông qua ví kỹ thuật số cho những người từ 16 tuổi trở lên để chi tiêu.

Ông cũng cho biết đảng của ông sẽ quan tâm đến quyền của người dân nhiều hơn v́ thời gian 9 năm lănh đạo của chính quyền quân sự khiến nhiều người Thái mất niềm tin vào đất nước.

“Quyền lựa chọn, quyền tự do quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền của người đồng tính cũng quan trọng như kích thích kinh tế” - trang Thai Enquirer dẫn lời ông Srettha nói vào tháng 5.

Con đường tiến đến vị trí thủ tướng của ông Srettha từng bị gián đoạn do chiến thắng bất ngờ của đảng Tiến bước trước đảng V́ nước Thái trong cuộc bầu cử hồi tháng 5.

Tưởng chừng kết quả sẽ dừng lại ở đảng Tiến bước đứng đầu và đảng V́ nước Thái của ông Srettha đứng thứ 2. Nhưng thế trận đă đảo chiều khi đảng Tiến bước không thể thành lập chính phủ và rồi đảng của ông đă dẫn đầu liên minh 11 đảng (gồm cả các đảng thân quân đội) lập chính phủ.

Đảng Tiến bước và những người ủng hộ đảng Tiến bước đă chỉ trích đảng của ông Srettha v́ đi ngược lại cam kết ban đầu, chọn hợp tác với các đảng do quân đội hậu thuẫn.

Ngày 21-8, một ngày trước cuộc bầu cử của quốc hội, cho biết ông Srettha ông rất buồn trước sự chỉ trích của công chúng về quyết định của đảng V́ nước Thái.

“Nhưng chúng ta đang sống trong thực tế. Nhiều người đang chờ đợi chính phủ và chính sách của đảng. Những điều này không thể thực hiện được nếu không có chính phủ liên minh do đảng V́ nước Thái lănh đạo” - đài Thai PBS dẫn lời ông Srettha.