PDA

View Full Version : Không cấu trúc an ninh châu Âu nào hoạt động được nếu thiếu Nga


Romano
08-23-2023, 05:26
Nhà ngoại giao cấp cao tại Vienna (Áo) đă khẳng định, không thể loại bỏ hay ngó lơ Moskva và Nga sẽ tiếp tục là một chủ thể toàn cầu quan trọng.

Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg đă lập luận rằng, các chính trị gia phương Tây cần phải thực tế hơn trong các âm mưu ḥng cô lập Nga, bởi nước này sẽ luôn luôn là láng giềng của Liên minh châu Âu (EU) và là một chủ thể quốc tế quan trọng.

Phát biểu tại một cuộc tọa đàm diễn ra hồi đầu tuần, ông Schallenberg nhắc lại lời của nhà ngoại giao Đức hồi thế kỷ XX Egon Bahr, người được ví là kiến trúc sư của Ostpolitik - chính sách b́nh thường hóa quan hệ với phương Đông trong Chiến tranh Lạnh, rằng: “Nước Mỹ là không thể thay thế, nhưng nước Nga là không thể lay chuyển”.“Dù chuyện ǵ xảy ra đi chăng nữa, Nga vẫn sẽ là láng giềng địa lư lớn nhất của chúng ta. Dù thế nào đi nữa, họ có thể vẫn là số 1 xét về các đầu đạn hạt nhân. Họ vẫn là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”, Ngoại trưởng Áo lưu ư.

Nhà ngoại giao này cảnh báo nếu EU cố gắng xây dựng một cấu trúc an ninh loại trừ Nga, kết cuộc sẽ là loại trừ cả Trung Á và Nam Caucasus. “Chúng ta không thể loại trừ Nga. Chúng ta không thể làm lơ họ”, ông nhấn mạnh, nói thêm rằng, điều tương tự cũng đúng với Trung Quốc.Sự kiện nói trên do Đại học Quốc tế Menendez Pelayo (UIMP) tại Santander tổ chức, có một số khách mời là các nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu, bao gồm người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell.

Cuộc thảo luận tập trung vào Ukraine, và ngoại trưởng nước này Dmitry Kuleba đă có bài phát biểu qua đường link video.

Như các chính khách châu Âu khác, ông Schallenberg đă quy trách nhiệm cho Nga về xung đột Ukraine, điều mà ông cho là đă thực sự làm châu Âu thức tỉnh sau giấc ngủ hậu Liên Xô.

Bộ trưởng của Áo tuyên bố, hỗ trợ Kiev, Vienna không t́m cách thay đổi chế độ hay chia cắt nước Nga mà đơn giản là ủng hộ một thế giới trong đó các cường quốc chơi theo luật.

Moskva đă nhận định sự thiếu vắng ḷng tin là một vấn đề lớn trong quan hệ với phương Tây. Chính phủ Nga đă chỉ ra rằng, việc bành trướng NATO tại châu Âu, phá vỡ những hứa hẹn với ban lănh đạo Liên Xô, là một yếu tố then chốt rốt cuộc đă dẫn đến xung đột Ukraine.