Log in

View Full Version : Vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy được cựu mật vụ hé lộ chi tiết mới


vuitoichat
09-17-2023, 14:00
Theo như ông Paul Landis, cựu mật vụ 88 tuổi, người đă chứng kiến cái chết của cố tổng thống Mỹ John F Kennedy ở phạm vi gần, trong một hé lộ chi tiết mới gân đây về vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy, mà ông này đă lấy một viên đạn từ chiếc xe ô tô sau khi ông Kennedy bị bắn.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2272155&stc=1&d=1694959147
Thống đốc Texas John Connally chỉnh cà vạt khi Tổng thống John F Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy ngồi ở ghế sau

Sau 60 năm, các chi tiết mới vẫn tiếp tục xuất hiện liên quan đến một trong những sự kiện gây chú ư nhất trong lịch sử Hoa Kỳ: vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy.

Paul Landis, cựu mật vụ 88 tuổi, người đă chứng kiến cái chết của cố tổng thống Mỹ ở phạm vi gần, trong một quyển hồi kư gần đây viết rằng, ông đă lấy một viên đạn từ chiếc xe ô tô sau khi ông Kennedy bị bắn, và sau đó đặt trên chiếc băng ca khi ông Kennedy được chuyển đến bệnh viện.

Đây có thể dường như là một chi tiết nhỏ trong một vụ án đă được điều tra sâu rộng kể từ những năm 1960, và chính phủ Mỹ đă đưa ra một bản báo cáo toàn diện. Thế nhưng đối với những người vốn đă ra sức t́m hiểu mọi manh mối nhỏ trong nhiều năm qua, câu chuyện của ông Landis là một diễn biến quan trọng và không thể ngờ tới.

Các thuyết âm mưu về có bao nhiêu tay súng liên quan, ai phải chịu trách nhiệm cuối cùng, và bao nhiêu viên đạn đă bắn vào vị tổng thống đă mang tính áp đảo trong hàng chục năm kể từ sau vụ ám sát.

Ư tưởng về sự thật của vụ án khác với phiên bản được công bố chính thức là một thuyết âm mưu hiện đại tại Mỹ, và theo một số sử gia, vụ ám sát đă khiến niềm tin của quốc gia vào chính phủ dần trở nên mục rỗng.

Tùy thuộc vào cách nh́n đối với vụ việc, câu chuyện của ông Landis không thay đổi điều ǵ hay toàn bộ câu chuyện.

Quyển hồi kư 'The Final Witness' ('Nhân chứng Cuối cùng') của ông được đảm bảo châm thêm mồi lửa về sự ám ảnh quốc gia vẫn luôn âm ỉ liên quan đến vụ ám sát.

"Đây thật sự là một tin quan trọng nhất về vụ ám sát kể từ năm 1963," James Robenalt, một sử gia và một chuyên gia về Kennedy, người đă cùng làm việc với ông Landis trước khi công bố thông tin trước công chúng.

Chi tiết mới về một vụ án cũ

Các chi tiết chính trong vụ ám sát Kennedy, cho đến thời điểm này, đă được biết công bố rộng răi.

Vào ngày 22/11/1963, một chiếc xe chở Tổng thống Kennedy, Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy, và Thống đốc bang Texas John Connally Jr và vợ ông, khi di chuyển qua ṭa nhà Dealey Plaza ở thành phố Dallas th́ một loạt phát súng vang lên.

Ông Kennedy bị trúng đạn ở đầu và cổ, ông Connally bị trúng ở lưng. Giới chức đă đưa hai người đến bệnh viện Parkland Memorial gần đó, ông Kenney bị tuyên bố qua đời tại đây. Thống đốc Texas th́ sống sót.
https://i.postimg.cc/tJwwh0Z9/131072248-gettyimages-514694388.jpg
Một cảnh sát ở Dallas giơ khẩu súng trường, đă được dùng để ám sát Tổng thống John F Kennedy

Báo cáo Warren Commission, kết quả của cuộc điều tra của chính phủ về vụ ám sát, đă xác định Lee Harvey Oswald là tay súng duy nhất. Bằng chứng về đường đi của đạn đă giúp khẳng định kết luận này. Ông ta đă bị bắn và chết không lâu sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy, lúc đang bị cảnh sát bắt giam.

Báo cáo cũng kết luận một viên đạn duy nhất đă đi xuyên qua người Kennedy và trúng vào người Connally, gây ra một số chấn thương, điều này giúp giải thích về cách mà tay súng này tiến hành vụ tấn công. Phát hiện được biết đến với tên gọi "thuyết viên đạn duy nhất" hay c̣n gọi "thuyết viên đạn thần kỳ".

Ủy ban điều tra một phần dựa trên dữ liệu là một viên đạn sau đó đă được phát hiện trên chiếc băng ca cứu thương của bệnh viện.

Vào thời điểm đó, không ai biết viên đạn đó đến từ đâu. Thế nhưng ủy ban đưa ra kết luận cuối cùng là viên đạn đó đă được lấy đi chỗ khác khi các bác sĩ chạy đua cứu chữa cho ông Connally.

Một số người hoài nghi về báo cáo chính thức này đă từ lâu đặt câu hỏi về khả năng chỉ có một viên đạn duy nhất, cho rằng thật khó để tin rằng một viên đạn lại có thể gây nhiều chấn thương đối với hai người đàn ông khác nhau.

Câu chuyện của ông Landis xuất hiện đă gây xôn xao dư luận, không chỉ v́ là một lời tuyên bố cá nhân mà c̣n bởi v́, theo một số quan điểm, câu chuyện này đă làm phức tạp thuyết một viên đạn duy nhất.

Paul Landis nhớ ǵ?

Vào ngày xảy ra vụ ám sát, ông Landis, khi đó 28 tuổi, được phân công hộ tống Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy.

Khi vụ việc xảy ra, ông ấy chỉ cách Tổng thống Kennedy vài bộ Anh (foot) và chứng kiến ông ấy bị bắn vào đầu.

Sau đó t́nh trạng hoảng loạn xảy ra. Điều mà ông Landis làm tiếp theo, ông không nói cho bất kỳ ai ngoại trừ vài người thân tín trong hàng chục năm qua.

Trả lời phỏng vấn của New York Times, ông Landis nói sau khi đoàn xe hộ tống đến bệnh viện, ông thấy một viên đạn nằm trong xe ô tô của ông Kennedy phía sau nơi vị tổng thống đă ngồi.

Ông Landis đă nhặt viên đạn và bỏ vào túi. Không lâu sau đó, khi nhớ lại, ông ấy ở trong pḥng cấp cứu với Tổng thống Kennedy, nơi ông Landis cho biết đă đặt viên đạn lên chiếc băng ca cứu thương để bằng chứng đi kèm với thi thể.

"Không ai ở đó đảm bảo hiện trường, và đây là điều khiến tôi rất, rất bực bội," ông Landis nói với The Times.

"Mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Và tôi khi đó lo ngại rằng - một phần bằng chứng, và tôi nhận ra ngay lập tức," ông nói tiếp. "Rất quan trọng. Và tôi không muốn bằng chứng đó bị biến mất hoặc thất lạc."

Ông Landis rơ ràng chưa bao giờ đưa ra bằng chứng đặc biệt này, và khi ông ấy nộp báo cáo và các lời tuyên bố ngay sau vụ việc, Ủy ban Warren không bao giờ phỏng vấn ông ấy. Ông ấy không bao giờ nêu trong trong một báo cáo chính thức.

"Ông ấy bị mất ngủ và vẫn bị yêu cầu làm việc, và chịu đựng chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)," ông Robenalt nói với BBC.

"Ông ấy quên chuyện về viên đạn," ông Robenalt, người đă dành nhiều thời gian phỏng vấn ông Landis về những ǵ ông ấy nhớ được và gần đây đă viết trên Vanity Fair về giải mă chi tiết phần thông tin hé lộ này.

"Ông ấy hoàn toàn bị cuốn theo một câu chuyện vô cùng to tát đang diễn ra."

Trong hàng năm qua, ông ấy đă tránh đọc tin về vụ ám sát hoặc các thuyết âm mưu từ đó - cho đến khi ông quyết định đă sẵn sàng kể câu chuyện của ḿnh cho thế giới.

Viên đạn bí ẩn

Những người đă đọc câu chuyện của ông Landis đưa ra những kết luận khác nhau - và câu chuyện đă đặt ra nhiều câu hỏi cũng như câu trả lời có thể có.

Ông Robenalt nói với BBC rằng ông tin câu chuyện này đă gây tổn hại đến thuyết "viên đạn duy nhất".

Ông Landis hiện tin rằng viên đạn mà ông t́m thấy trong xe là viên đạn xuất hiện trên băng ca của ông Connally.

Ông tin rằng viên đạn này đă nằm không sâu phía sau ghế của ông Kennedy và rơi trên xe.

Nếu ông ấy đúng, ông Robenalt nói, th́ ông Connelly và Kennedy có thể không bị bắn từ cùng một viên đạn.

Ông ấy thậm chí tin rằng điều này có thể mở ra sự hoài nghi về liệu tay súng Oswald có hành động một ḿnh hay không.

Và nếu không phải một viên đạn gây chấn thương cho cả hai người đàn ông, ông Robenalt đặt câu hỏi trong bài viết công phu trên Vanity Fair, th́ liệu có khả năng Oswald đă bắn cả hai phát súng nhanh liên tục với khẩu súng trường mà ḿnh đă sử dụng trong vụ ám sát hay không?

Ông Landis có những người hoài nghi rất nghiêm túc, bao gồm một đồng nghiệp, người cũng có mặt vào ngày xảy ra vụ ám sát.

Clint Hill, một mật vụ, nổi tiếng về hành động nhảy lên phía sau xe của Kennedy để bảo vệ tổng thống, không tin vào câu chuyện của ông Landis.

"Nếu ông ấy kiểm tra tất cả bằng chứng, tuyên bố, chuyện xảy ra, th́ chúng không khớp," ông Hill nói với NBC News. "Chuyện ông ấy cố gắng đặt viên đạn lên băng ca cứu thương của tổng thống, tôi thấy không hợp lư."

Đối với Gerald Posner, một nhà báo điều tra và tác giả của sách 'Case Closed: Lee Harvey Oswald and the Assassination of JFK', câu chuyện của ông Landis lại thật sự củng cố thuyết "viên đạn duy nhất".

"Mọi người sẽ biết cách mà viên đạn cuối cùng nằm trên chiếc băng ca của Connally," ông nói.

Ông Posner nói "câu chuyện của ông Landis phải nên được xem xét nghiêm túc", nhưng cũng ngờ vực về độ chắc chắn trong trí nhớ của Landis sau gần sáu thập niên trôi qua.

Ví dụ, ông Posner đă chỉ ra những cuộc phỏng vấn bên trong pḥng cấp cứu ông Kennedy tại bệnh viên Parkland. Không ai đề cập ông Landis có mặt tại đó, ông Posner nói.

Và sự thật là ông Landis không bao giờ lên tiếng đặt câu hỏi về ḿnh đă làm ǵ trong ngày hôm đó, ông Posner nói.

"Như đă nói, ông ấy nói điều có thể sai, nhưng sự thật nằm bên dưới là, 'Tôi đă thấy một viên đạn, tôi nhặt nó lên, và bỏ vào túi, và đặt ở bệnh viện trước khi tôi rời đi': điều này có thể thật hoặc không," ông Posner nhận định.

Liệu ông Landis có mở ra một bí mật mới hay không, hay chỉ xác nhận một sự thật đă có hầu như không quan trọng.

Đây là vụ ám sát tổng thống Kennedy, và sau tất cả, sự hé lộ của ông ấy sẽ đảm bảo những năm tháng tiếp tục tranh căi và mổ xẻ một trong những vết thương quốc gia lớn nhất của nước Mỹ.

"Bạn sẽ giải quyết câu chuyện với 100% người thấy hài ḷng? Không đâu," ông Posner nói. "Đây là vụ án sẽ không bao giờ khép lại, đối với hầu hết mọi người".