PDA

View Full Version : Một số bộ phận bị hoại tử do suy giăn tĩnh mạch


goodidea
10-10-2023, 08:18
Suy giăn tĩnh mạch là t́nh trạng khá phổ biến hiện nay, gây ra không ít vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, suy giăn tĩnh mạch nặng có thể gây ra hoại tử một số bộ phận cơ thể.

Suy giăn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên giăn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn khiến sự lưu thông máu về tim bị rối loạn chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2282109&stc=1&d=1696925863
Suy giăn tĩnh mạch nặng

Giăn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực cơ thể khi người bệnh phải đứng nhiều.

Nguyên nhân th́ nhiều nhưng chủ yếu là do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Những nhóm người này là dễ mắc nhất:

- Do quá tŕnh thoái hóa ở tuổi già.

- Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.

- Do mắc bệnh béo ph́ hoặc chế độ ăn uống không hợp lư, ít chất xơ và vitamin.

Các dấu hiệu nhận biết suy giăn tĩnh mạch

Bệnh tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da bị giăn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn.

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy dễ mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài, có cảm giác như kim châm hoặc kiến ḅ trên bắp chân, chuột rút ban đêm...

Người bệnh có thể nh́n thấy các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da giống mạng nhện. Các triệu chứng trên có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi bởi t́nh trạng tĩnh mạch không bị giăn nhiều. Chính v́ vậy nhiều khi người bệnh ít chú ư, dễ bỏ qua.

Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay: Căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi chân, bắp chân bị chuột rút ban đêm, bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân. Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối, da đổi màu, loét hoặc thậm chí nhiễm trùng mô mềm khu mắt cá chân…

Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giăn tĩnh mạch và làm bền thành mạch

T́nh trạng giăn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu có thể được cải thiện khi thay đổi thói quen sinh hoạt chẳng hạn như hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế; bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ tăng cường cho sức bền thành mạch, mặc trang phục rộng răi,…

Tuy nhiên đối với trường hợp giăn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng hơn th́ ngoài các biện pháp trên nên kết hợp với các phương pháp ngoại khoa có xâm lấn như đốt tĩnh mạch với laser hoặc sóng cao tần, chích xơ tĩnh mạch, dùng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch. Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng suy giăn tĩnh mạch.

VietBF@sưu tập