PDA

View Full Version : Bí quyết kiểm soát rối loạn tiểu tiện


troopy
10-10-2023, 13:58
Để giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện. bạn không uống quá nhiều nước cùng lúc, bắt chéo chân hoặc thay đổi tư thế ngồi khi buồn tiểu gấp.

Rối loạn tiểu tiện với các biểu hiện như tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày (quá 8 lần), tiểu khó, tiểu không hết, phải rặn tiểu, tiểu rỉ hay tiểu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như viêm bàng quang cấp và mạn tính, bàng quang tăng hoạt, sỏi bàng quang, bướu lành tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt...

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Phúc Liên, Trưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, ngoài đến bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để bác sĩ chẩn đoán và điều trị, người bệnh có thể cải thiện bàng quang bằng các cách dưới đây.

Kiểm soát lượng nước uống

Uống ít nhất 6-8 ly nước, khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày. Nếu uống nước ít, nước tiểu bị cô đặc, kích thích bàng quang gây co thắt nhiều hơn; nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước một lần vì phải tiểu ngay sau đó. Tránh uống nước hai giờ trước khi đi ngủ để giảm số lần tiểu đêm.

Các loại đồ uống có cồn (bia, rượu) và caffein (cà phê, trà), nước có ga, chocolate... có thể gây kích thích bàng quang. Nên giảm lượng thức uống có caffein còn 1-2 cốc mỗi ngày.

Người béo phì, có bệnh gây ho nhiều (hen, viêm phế quản) hoặc táo bón cần đi khám để điều trị, vì những vấn đề này làm són tiểu nặng hơn. Người bệnh sử dụng một số thuốc có thể khó kiểm soát bàng quang, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

Tập nhịn tiểu

Nếu khoảng cách giữa hai lần đi tiểu của bạn dưới hai giờ, cần tăng thời gian bằng cách nhịn thêm 15 phút trong 3-4 ngày liên tục. Mục tiêu cuối cùng là đi tiểu bình thường khoảng 2-3 giờ mỗi lần, không nên nhịn quá ba giờ.

Nên đi tiểu ngay trước khi ra ngoài, cố gắng giảm số lần bằng cách uống ít nước hơn và bổ sung lúc về nhà. Bàng quang bình thường có thể giữ được 400 ml nước tiểu.

Đổi tư thế, hạn chế vận động

Khi đột ngột muốn đi tiểu gấp, để giảm cảm giác nên thay đổi tư thế như ngồi vắt chéo chân, ngồi trên mặt phẳng cứng hoặc nghiêng người về phía trước. Cách này giúp gửi tín hiệu đến bàng quang là đường ra bị đóng và cần phải đợi để làm trống. Bạn có thể đánh lạc hướng chú ý, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đếm ngược từ 100.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2282240&stc=1&d=1696946261
Siết cơ sàn chậu và nghiêng người về phía trước giảm cảm giác buồn tiểu gấp. Ảnh: Freepik

Các cách khác như ngồi yên khi thấy bàng quang co thắt cấp tính. Người bệnh gặp khó khăn để nín tiểu và kiểm soát bàng quang nếu chạy vội vào nhà vệ sinh. Tránh nhún nhảy vì có thể gây khó kiểm soát bàng quang. Siết cơ sàn chậu mạnh nhất có thể và giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện động tác này cho đến khi không còn cảm giác mắc tiểu hoặc kiểm soát được. Co thắt cơ sàn chậu giúp siết niệu đạo đóng lại và tránh rỉ nước tiểu.

Tập thể dục bàng quang

Tập thể dục cho bàng quang giúp nhiều người giảm được tình trạng rối loạn tiểu tiện. Chương trình tập bàng quang với các bài tập cơ sàn chậu (kegel, squat...) có thể tăng thời gian giữa hai lần đi tiểu, tăng thể tích bàng quang và kiểm soát cảm giác này khi bàng quang co thắt không cần thiết. Tập thể dục cho bàng quang còn giúp người bệnh hiểu được tín hiệu nào cần lắng nghe và tín hiệu nào cần lờ đi, nhận biết khi nào bàng quang đầy hoặc chưa đầy.

VietBF@sưu tập