Log in

View Full Version : Người bị ngưng tim với trải nghiệm cận tử như thế nào?


PinaColada
10-10-2023, 23:20
Trải nghiệm cận tử của người bị ngưng tim. Sau trải nghiệm cận tử, nhiều người bị ngưng tim không c̣n sợ hăi cái chết, hầu hết mô tả cảm giác ở ranh giới sống chết là "b́nh yên".

Mỗi năm, hơn 350.000 người bị đột quỵ ngưng tim ngoài bệnh viện, rất ít bệnh nhân sống sót. Thông thường, những người được cứu sống không có kư ức về điều này.

Trong cơn đau tim, người bệnh tỉnh táo và cảm nhận được cơn đau thắt trong lồng ngực. Người lại, người bị đột quỵ ngưng tim luôn bất tỉnh. Họ không có nhịp tim hoặc mạch đập, cần hô hấp nhân tạo khẩn cấp. Về bản chất, các chỉ số sinh tồn của họ hiển thị ở mức cận kề cái chết, không hoạt động trên màn h́nh theo dơi.

Các nhà nghiên cứu chưa thể định nghĩa trải nghiệm cận tử. Họ đang cố gắng khám phá hoạt động của năo khi tim ngừng đập, xem bệnh nhân có nhận thức hay không.

Nghiên cứu gần đây đă tổng hợp trải nghiệm cận tử của nhiều người từng vượt qua cơn đột quỵ ngưng tim. Họ cho biết "mọi thứ gần giống với một giấc mơ".

"Tĩnh tại và b́nh yên"

Greg Kowaleski, 47 tuổi, ông bố 3 con sống ở Ann Arbor, Michigan, ngă gục trên sân khi đang chơi khúc côn cầu. May mắn, ông được Jeff Zampi, người bạn là bác sĩ tim mạch cấp cứu kịp thời. Zampi xác định Kowaleski không có mạch và bắt đầu ép ngực. Sau khi đội cấp cứu tới, sử dụng máy khử rung tim, ông đă hồi phục.

Dù cơn ngưng tim xảy ra vào năm 2021, Kowaleski vẫn có những kư ức "cực kỳ sống động" khi được hồi sức. Ông thấy ḿnh trên chuyến bay không người, với những chiếc ghế xanh trải dài trước mặt.

"Bên ngoài, trời nắng chói, vô cùng đẹp. Tôi ngồi xuống ghế cạnh cửa sổ và nh́n ra đường băng. Khi đang ngồi chờ đợi, tôi nghe ai đó gọi tên và nhận ra đó là bạn ḿnh, Jeff. Anh ấy nói tôi đă lên nhầm chuyến bay. Tôi đứng dậy, đi theo anh ấy ra khỏi cửa. Chúng tôi chuẩn bị xuống mặt đất và tôi tỉnh lại", ông nói.

Kể từ đó, Kowaleski luôn suy nghĩ về ư nghĩa của giấc mơ này. Ông chia sẻ đây là trải nghiệm b́nh yên và tĩnh lặng nhất trong cuộc đời, khiến ư niệm về cái chết không c̣n quá đáng sợ.

"Giống như mở mắt bên trong hang động"

Zach Lonergan, một nhà khoa học 32 tuổi sống ở Pasadena, California, bị đột quỵ khi đang tham gia giải chạy Rose Bowl Half Marathon. Dù đă có triệu chứng mệt mỏi khi ở vài kilomet cuối, anh vẫn cố gắng vượt qua vạch đích. Trên đường lấy huy chương, anh đổ gục, không có mạch đập hoặc nhịp tim. Các nhân viên thực hiện hô hấp nhân tạo và khử rung hai lần.

Lonergan không có quá nhiều kư ức về cơn đột quỵ. Anh kể lại bản thân đă ở một nơi rất xa, tối tăm, giống hang động. Tuy nhiên, đây là "khoảng thời gian yên b́nh nhất trong cuộc đời". Khi bóng tối bao trùm, anh cảm thấy vô cùng an yên.

Sau khi được hồi sức, anh biết ơn v́ được sống và không c̣n sợ hăi trước cái chết nữa. Anh đă thực hiện "chuyến đi đoàn tụ", gặp mặt tất cả bạn bè trong nhiều năm.

"Cảm giác được yêu thương"

10 năm trước, tiến sĩ Melinda Greer, 65 tuổi, bị ngưng tim tại pḥng hồi sức tích cực. Bác sĩ chẩn đoán bà bị vô tâm thu, t́nh trạng khiến tim bệnh nhân ngừng bơm máu. Đến nay, bà Greer kể về trải nghiệm này với một thái độ tích cực.

Khi được các y tá thực hiện hô hấp nhân tạo, bà đă nh́n thấy "ánh sáng chói chang" và cảm nhận được "sự yêu thương bao trùm khắp nơi đến mức khó tin". Cảm giác tuyệt vời đến nỗi khi được cấp cứu thành công, bà có chút hụt hẫng và tức giận.

Sau khi rời bệnh viện, Greer quyết định nghỉ hưu sớm, tập trung vào hành tŕnh theo đuổi sự sáng tạo, trải nghiệm mới. Bà khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động tích cực để biến thế giới thành một nơi tươi đẹp hơn.

"Hăy cảm nhận những cơn gió, ḥa ḿnh vào thiên nhiên, cởi giày và tất, đi chân trần trên mặt đất, lắng nghe tiếng gọi từ bên trong. Đó là điều tôi khuyên bạn nên là", bà nói.

Tiến sĩ Jeffrey Long, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử, cho biết ông đă nghiên cứu về hiện tượng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ông chưa t́m ra lời giải thích nào thực sự có ư nghĩa. Long tin rằng các trải nghiệm này là dấu hiệu cho thấy "thế giới bên kia" tồn tại.

Một số chuyên gia nhận định câu chuyện về trải nghiệm cận tử, với "cuộc sống vụt qua trước mắt" của nhiều người, tác động đến cách diễn giải của những người khác sau này.

"Các câu chuyện trên phương tiện truyền thông và trong văn học tạo nên những kỳ vọng, định kiến. Khi mọi người gặp phải t́nh huống cận kề cái chết, năo của họ đánh giá sự việc một cách nhanh chóng, sau đó chọn lối diễn đạt phù hợp với bối cảnh văn hóa", nhà khoa học thần kinh Hayley Nelson, người sáng lập Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức và Hành vi, giải thích.

VietBF@ sưu tập