Log in

View Full Version : Kho tên lửa của Su-57 là ‘độc nhất’ trong số chiến đấu cơ thế hệ thứ 5


Hanna
10-18-2023, 16:08
Su-57 nổi bật hơn những loại chiến đấu cơ cùng thế hệ bởi nó đă được sử dụng trong chiến đấu và được trang bị một kho tên lửa tấn công rất hiện đại.
Bắt đầu phục vụ trong Lực lượng Không quân Nga từ tháng 12/2020, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 nổi bật với triết lư thiết kế rất khác biệt so với các máy bay chiến đấu khác cùng thế hệ, đáng chú ư nhất là về hỏa lực.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng, một trong những hạn chế lớn nhất đối với hiệu suất chiến đấu của máy bay thế hệ thứ năm là khả năng mang vũ khí hạn chế của chúng, do yêu cầu phải chứa tất cả đạn dược trong khoang vũ khí bên trong máy bay để giảm tiết diện radar, đảm bảo cho yếu tố tàng h́nh.

Khả năng mang vũ khí

F-22 và J-20 của Trung Quốc chỉ có thể mang theo sáu tên lửa không đối không tầm xa và hai tên lửa tầm ngắn, tổng cộng là tám tên lửa. Chiếc F-35 nhẹ hơn của Mỹ cũng bị giới hạn đáng kể khi chỉ có thể mang theo bốn tên lửa. Mặc dù các chuyên gia Mỹ đang nỗ lực để khắc phục hạn chế này, nhưng F-35 vẫn không thể so sánh được với các máy bay chiến đấu hai động cơ lớn hơn, do với kích thước hạn chế của máy bay dẫn đến các khoang vũ khí cũng rất khiêm tốn.

Trong khi đó, tải trọng vũ khí tối đa của Su-57 lên tới khoảng 14-16 tấn. Để so sánh, tải trọng vũ khí tối đa của Su-35 là 12 tấn, Su-30 là 10,4 tấn, F-22 Raptor là khoảng 10 tấn và F-35 là 8,1 tấn.

Su-57 có thể chứa 8 tên lửa, bao gồm 6 tên lửa tầm xa R-77M trong các khoang vũ khí dưới thân máy bay và thêm 2 tên lửa tầm ngắn đường kính nhỏ trong các khoang nhỏ dưới cánh. Tuy nhiên, điều khiến Su-57 nổi bật là có thể mang tên lửa không đối không tầm bắn xa hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu tàng h́nh khác và c̣n có khả năng mang tên lửa hành tŕnh kích thước lớn.

Tên lửa tấn công tầm xa

Vũ khí không đối không chính của Su-57 bao gồm tên lửa không đối không R-77M và R-37M, những loại tên lửa này đă được sử dụng rộng răi trên chiến trường Ukraine từ năm 2022 và đạt hiệu quả cao.

Việc có thể triển khai được loại tên lửa như R-37M là một trong những tính năng nổi bật nhất của Su-57 so với các máy bay chiến đấu cùng thế hệ, bởi R-37M có tầm bắn lên tới 400km, nghĩa là Su-57 có thể vô hiệu hóa máy bay địch ở khoảng cách xa gấp đôi so với F-22, F-35 hoặc J-20.

R-37M có thể đạt tốc độ Mach 6 và có trọng lượng 61kg, tên lửa này lớn hơn đáng kể so với PL-15 của Trung Quốc hoặc AIM-120D của Mỹ. Tuy nhiên, cũng v́ có kích thước lớn hơn và nặng hơn đáng kể, nên mỗi máy bay chiến đấu chỉ có thể mang theo bốn quả tên lửa như vậy.

R-37 được phát triển để trở thành vũ khí chính của máy bay đánh chặn MiG-31 - loại máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới được thiết kế cho các hoạt động không đối không. Một phiên bản thu nhỏ của tên lửa R-37 hiện đang được phát triển dành riêng cho Su- 57 với tên gọi là Chương tŕnh Izdeliye 810.

Một số báo cáo chỉ ra rằng tên lửa Izdeliye 810 đă được đưa vào sử dụng ở chiến trường Ukraine. Với phạm vi giao chiến lớn, cho phép Su-57 đe dọa các phương tiện hỗ trợ trên không quan trọng của đối phương như máy bay cảnh báo sớm AEW&C, máy bay ném bom... Một số loại tên lửa khác cũng đang được phát triển đề trang bị cho máy bay chiến đấu Su-57, trong đó có một loại tên lửa được tối ưu hóa để tấn công các mục tiêu có tính năng tàng h́nh.

Các loại tên lửa khác

Máy bay chiến đấu tàng h́nh Su-57 của Nga c̣n được đánh giá cao nhờ sự đa dạng của các loại vũ khí không đối đất được trang bị trên máy bay, đáng chú ư nhất là tên lửa hành tŕnh Kh-59MK2, tên lửa này có thể vô hiệu hóa các mục tiêu nhỏ ở tầm xa lên tới 300km.

Kh-59MK2 sử dụng đầu đạn xuyên nặng 320kg để phá những mục tiêu kiên cố, nhưng cũng có thể được trang bị đầu đạn dạng viên nhỏ hơn, được thiết kế để tác động đến các mục tiêu trên phạm vi rộng lớn. Các đầu đạn khác có thể được tích hợp trên tên lửa bao gồm đầu đạn xuyên phá mạnh hơn và một đầu đạn mang bom chùm.

Tên lửa Kh-59MK2 có thể đạt tốc độ cận âm, nó đă được thử nghiệm chiến đấu ở cả Syria và Ukraine. Điều này khiến Su-57 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất trực tiếp tham gia không chiến và thực hiện các nhiệm vụ tấn công chính xác trên mặt đất.

Phạm vi giao tranh 300km rất có giá trị do khả năng tàng h́nh của Su-57 kém hơn so với J-20 và F-35, phạm vi này cho phép Su-57 tấn công các mục tiêu ở sâu phía sau pḥng tuyến của kẻ thù mà không cần di chuyển đến quá gần hệ thống pḥng không của đối phương.

Một số tên lửa khác được chế tạo cho Su-57 như tên lửa chống bức xạ Kh-58UshKE, được thiết kế để vô hiệu hóa các vị trí radar và hệ thống pḥng không của đối phương; tên lửa hành tŕnh Kh-38 - một phiên bản thu nhỏ của tên lửa đạn đạo Kh-47M2, tên lửa này có trọng lượng nhẹ hơn nên máy bay có thể mang theo số lượng lớn hơn, nhưng có tầm bắn ngắn hơn.

Tóm lại, Su-57 được coi là nổi bật hơn trong số các máy bay chiến đấu cùng thế hệ không chỉ v́ được sử dụng chiến đấu trong thực tế, mà c̣n v́ khả năng không chiến vượt trội với nhiều loại tên lửa hiện đại được trang bị.