Log in

View Full Version : Hà Lan t́m cách đầu tư vào sản xuất chip ở Việt Nam để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc


vuitoichat
11-03-2023, 16:21
Theo như có khoản đầu tư ban đầu của các công ty Hà Lan không lớn nhưng nó đánh dấu nỗ lực của Hà Lan nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc như một trung tâm xuất khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa ĐCSTQ và phương Tây gia tăng nên công ty Hà Lan t́m cách đầu tư vào sản xuất chip ở Việt Nam .
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2293055&stc=1&d=1699028461
Ngày 2/11/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (giữa bên phải) và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (giữa bên trái) sánh bước trong lễ đón được tổ chức tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội. (Nhạc Nguyễn/AFP)

Các công ty và nhà cung cấp chất bán dẫn Hà Lan đang có kế hoạch đầu tư vào sản xuất tại Việt Nam. Thủ tướng sắp măn nhiệm của Hà Lan Mark Rutte hiện đang dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp tới Việt Nam.

Theo Reuters cho biết, mặc dù khoản đầu tư ban đầu của các công ty Hà Lan không lớn nhưng nó đánh dấu nỗ lực của Hà Lan nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc như một trung tâm xuất khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa ĐCSTQ và phương Tây gia tăng.

Theo danh sách đoàn, đại diện của gần 30 công ty đă tháp tùng ông Mark Rutte trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam. Khoảng chục công ty trong số này là công ty sản xuất chip hoặc nhà cung cấp cho các công ty bán dẫn.

Trong chuyến thăm, nhà sản xuất thiết bị chip Hà Lan là Besi Semiconductor (gọi tắt là Besi) thông báo công ty đă được chấp thuận thuê nhà máy ở miền Nam Việt Nam với vốn đầu tư ban đầu là 5 triệu USD.

Ông Henk Jan Poerink, phó chủ tịch phụ trách hoạt động toàn cầu của công ty, nói với Reuters rằng khoản đầu tư của Besi dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể và họ có kế hoạch xây dựng nhà máy riêng tại Việt Nam trong ṿng 4 năm tới.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, ông chắc chắn rằng các công ty và nhà cung cấp chip khác của Hà Lan sẽ làm theo.

“Đó là điều hiển nhiên,” ông nói với Reuters sau cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

Ông Poerink cho biết, các công ty Hà Lan khác sẽ noi gương Besi trong việc tạo ra một "hệ sinh thái" bán dẫn tại Việt Nam và cho biết thêm rằng ít nhất hai công ty khác trong phái đoàn đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Ông từ chối nêu tên các công ty nhưng nói thêm rằng một công ty khác không tham gia chuyến thăm là Tập đoàn Công nghệ Hỗ trợ VDL cũng đă quyết định đầu tư vào Việt Nam.

VDL ETG đă không trả lời ngay lập tức những yêu cầu b́nh luận.

Ông Poerink cũng cho biết lư do chính để đầu tư vào Việt Nam là để gần gũi hơn với khách hàng của Besi. Ông từ chối nêu tên khách hàng của ḿnh nhưng lưu ư rằng họ là những công ty điện tử và bán dẫn hàng đầu.

Việt Nam là nơi có nhà máy lắp ráp chip lớn nhất của Intel và là trung tâm sản xuất chính của Samsung và LG của Hàn Quốc.

Ông Poerink cho biết chiến lược của Besi là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông dự định chuyển một số hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, phản ánh những ǵ khách hàng của Besi đă làm.

Các quan chức khác nêu lư do tương tự khiến các công ty Hà Lan quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt khi các hạn chế thương mại của chính phủ với Trung Quốc ngày càng gia tăng và các công ty hàng đầu như nhà sản xuất thiết bị chip ASML không c̣n có thể bán máy móc tiên tiến nhất của họ cho Trung Quốc.

Một số công ty đi cùng Thủ tướng Rutte trong chuyến thăm của ông là các nhà cung cấp cho ASML, tuy nhiên ASML không cử đại diện sang thăm Việt Nam.

Trong những năm gần đây, việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan và thái độ hung hăng của nước này ở Biển Đông đă khiến Hoa Kỳ và các đồng minh phải tăng cường cảnh giác. Để ngăn chặn ĐCSTQ sử dụng chip tiên tiến để phát triển sức mạnh quân sự, Hoa Kỳ đă hợp tác với Hà Lan và Nhật Bản để ngăn chặn ĐCSTQ có được chip cao cấp và thiết bị sản xuất chip.

ASML là nhà cung cấp máy quang khắc lớn nhất thế giới, là thiết bị chính để sản xuất chip. Chính phủ Hà Lan đă cấm vận chuyển hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất của ASML sang Trung Quốc kể từ năm 2019. Vào tháng 6 năm nay, chính phủ Hà Lan đă công bố các quy định kiểm soát xuất khẩu, cấm ASML xuất khẩu một số loại hệ thống in thạch bản cực tím sâu (DUV) sang Trung Quốc.

Những biện pháp kiểm soát xuất khẩu này làm ĐCSTQ không hài ḷng và làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hà Lan.