PDA

View Full Version : Cách làm của Tần Thủy Hoàng rất kỳ lạ khi xử phạt tội ngoại t́nh


pizza
11-04-2023, 09:51
Thời xưa Hoàng đế xử phạt phi tần ngoại t́nh thế nào? Cách làm của Tần Thủy Hoàng rất kỳ lạ. Thời xưa, các hoàng đế rất ghét sự phản bội, đặc biệt là khi phát hiện phi tần ngoại t́nh. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng lại có cách xử phạt khác lạ.

Thời xưa, các vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, được coi là “thiên tử”. Điều họ mong muốn nhất chính là ḷng trung thành tuyệt đối của người dân và các quan đại thần. Mặt khác, điều khiến họ không thể chịu đựng nhất chính là sự phản bội. Các vị hoàng đế đều rất tàn nhẫn với những kẻ phản bội, đặc biệt là những người thân cận nhất đối với họ.

Trên thực tế, hậu cung của các bậc đế vương thời xưa thường có rất nhiều cung tần, mỹ nữ. Dù có nhiều phi tần nhưng hoàng đế chỉ có một. Có mỹ nhân được hoàng đế hết ḷng sủng ái. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cả đời cũng không được hoàng đế để mắt tới. Họ chỉ có thể sống cô đơn trong cung cho tới cuối đời.

Nhưng thực tế có một số phi tần v́ không muốn chịu cảnh cô quạnh suốt đời trong cung cấm nên đă lén lút có tư t́nh với người khác. Đây là một sự phản bội đối với hoàng đế.

Hầu hết các hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc đều không thể chịu đựng được sự phản bội của các phi tần và luôn trừng phạt họ bằng cách xử tội chết. Thế nhưng có ba vị hoàng đế lại chọn cách xử phạt khác và có chút kỳ lạ. Họ là những ai?

Thứ nhất, Tần Thủy Hoàng

https://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2293350&stc=1&d=1699091360
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Vị hoàng đế nổi tiếng này không phải đau đầu v́ vấn đề phi tần của ông ngoại t́nh. Thay vào đó, người khiến Tần Thủy Hoàng căm giận và phải đau đầu giải quyết hậu quả chính là Triệu Cơ, vương hậu của Tần Trang Tương vương và là mẹ đẻ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 247 TCN, Tần Trang Tương vương mất sau 3 năm trị v́, Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng) đươc lập là vua của nước Tần khi mới 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, Tần vương tôn Triệu Cơ làm thái hậu, phong Lă Bất Vi làm thừa tướng, gọi là trọng phụ (coi như người cha thứ hai của ḿnh).

Lă Bất Vi vốn là t́nh cũ của thái hậu. Do lo sợ chuyện bại lộ nên ngầm sai người t́m kiếm một nam nhân cường tráng tên là Lao Ái. Theo Sử kư của Tư Mă Thiên, Lă Bất Vi đă dâng Lao Ái vào hậu cung, giả làm hoạn quan để hầu hạ thái hậu. Sau một thời gian, do sợ Tần vương Chính biết chuyện nên thái hậu xin dời sang sống ở Ung Thanh cùng Lao Ái. Tại đây, thái hậu Triệu Cơ sinh được hai người con trai.

Thái hậu Triệu Cơ tư thông với Lao Ái khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận.

Lao Ái lại là một người rất tham vọng. Người này lợi dụng sự sủng ái của thái hậu Triệu Cơ để bắt đầu xây dựng thế lực. Lao Ái thậm chí c̣n mưu đồ cho con của ḿnh và thái hậu nối ngôi sau khi Tần vương Chính chết.

Đến năm 238 TCN, Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và bất ngờ dấy binh mưu phản. Đáng tiếc, âm mưu đă không thành. Lao Ái bị Tần vương xử ngũ mă phanh thây, tru di tam tộc và các môn hạ đều bị giết. Chưa hết, Tần vương Chính (tức Tần Thủy Hoàng) c̣n t́m giết hai đứa con riêng của Lao Ái với thái hậu.

Về phần thái hậu Triệu Cơ, dù bà phạm phải sai lầm vô cùng lớn, nhưng do là mẹ đẻ nên Tần Thủy Hoàng ra lệnh đày thái hậu sang đất Ung giảm lỏng.

VietBF@ sưu tập