Log in

View Full Version : Trung Quốc - Việt Nam nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”


vuitoichat
12-13-2023, 13:47
Theo như Việt Nam và Trung Quốc đồng ư xây dựng 'cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc' khi Chủ tịch Tập Cận B́nh trở lại Hà Nội sau sáu năm. Chuyến đi của ông Tập Cận B́nh diễn ra chỉ ba tháng sau khi Việt Nam và Mỹ đă tuyên bố nâng cấp mối quan hệ lên tầm 'đối tác chiến lược toàn diện', ngang bằng với Trung Quốc.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2310030&stc=1&d=1702475226
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (T) tại văn pḥng chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, ngày 13/12/2023. AP - Nhac Nguyen

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă rời Hà Nội vào hôm nay, 13/12/2023, kết thúc chuyến công du hai ngày. Trong một bản tuyên bố chung, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ song phương theo hướng xây dựng một cộng đồng chung mà cách gọi theo phía Việt Nam là “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”, khác với từ ngữ của phía Trung Quốc là “Cộng Đồng Chung Vận Mệnh”.

Trong bản tuyên bố chung tổng kết chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc được báo chí Việt Nam công bố hôm nay, hai bên đă nhất trí “tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối Tác Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt Nam-Trung Quốc”, đồng thời ''xây dựng Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai Việt Nam - Trung Quốc có ư nghĩa chiến lược, nỗ lực v́ hạnh phúc của nhân dân hai nước, v́ sự nghiệp ḥa b́nh và tiến bộ của nhân loại”.

Về cộng đồng chung mà hai bên đồng ư hướng tới, trong lúc phía Việt Nam gọi đó là “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”, th́ theo các bản tin trên Tân Hoa Xă, từ ngữ phía Trung Quốc dùng là “Trung Việt Mệnh Vận Cộng Đồng Thể”, tức là “Cộng Đồng Chung Vận Mệnh”.

Theo nhận định của hăng tin Mỹ AP, đây là một nhượng bộ ngoại giao từ phía Việt Nam, vốn cho đến gần đây vẫn tránh dùng khái niệm đó. Tuy nhiên lần này, Hà Nội đă đồng ư nhằm xoa dịu những lo ngại của Bắc Kinh sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản lên hàng “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện”.

AP trích lời một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng nhượng bộ trên ngôn từ của Hà Nội “không có nghĩa là Việt Nam ủng hộ các sáng kiến chính trị do Trung Quốc lănh đạo, mà là một hành động pḥng ngừa tế nhị, đặc biệt sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật gần đây.” Theo chuyên gia này, đây là “một động thái được chờ đợi trong bối cảnh ông Tập Cận B́nh đă đích thân đến Hà Nội.”

Theo ghi nhận của các nhà quan sát, khi chấp nhận cùng với Trung Quốc xây dựng một "Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai", Việt Nam đă nối gót một số quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Cam Bốt, Miến Điện, hay Thái Lan, Indonesia.

Nhân chuyến công du Việt Nam, lănh đạo Trung Quốc cũng không quên nhắc nhở Việt Nam về quan hệ với Mỹ. Theo hăng tin Pháp AFP, phát biểu vào hôm nay tại Hà Nội, ông Tập Cận B́nh cho rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải phản đối mọi “nỗ lực gây rối ở Châu Á-Thái B́nh Dương”. Ông Tập không nhắc đến nước nào, nhưng trong thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục tố cáo Mỹ là “kẻ gây rối tại vùng châu Á” và không mấy thiện cảm với việc Mỹ mở rộng ảnh hưởng qua Việt Nam.

Trong chuyến đi của ông Tập Cận B́nh, Việt Nam và Trung Quốc đă kư kết hơn 30 thỏa thuận, trong đó có kế hoạch phát triển các tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay trong lănh vực viễn thông. Tuy nhiên, theo Reuters, không có thỏa thuận nào được công bố về đất hiếm, mặc dù ông Tập Cận B́nh từng kêu gọi hợp tác rộng răi hơn về các khoáng sản trọng yếu.