PDA

View Full Version : Tại sao nước tiểu có màu vàng


Hanna
01-08-2024, 04:49
Cho đến nay, lư do chính xác đằng sau sắc tố của nước tiểu mới được các nhà khoa học chỉ ra.Một nghiên cứu gần đây đă làm sáng tỏ đặc điểm sinh học tưởng chừng như hiển nhiên này. Cụ thể, nghiên cứu đă phát hiện một loại enzyme có tên bilirubin reductase là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng đặc trưng.

“Đây là một hiện tượng sinh học thường ngày nhưng bao lâu nay vẫn chưa thể giải thích bằng khoa học. Nhóm chúng tôi rất vui mừng khi là người giải mă bí ẩn đó”, trợ lư giáo sư Brantley Hall tại Khoa Sinh học tế bào và Di truyền phân tử của Đại học Maryland cho biết.

Nước tiểu là sự kết hợp của nước, chất điện giải và chất thải mà thận lọc ra khỏi máu. Theo các nhà khoa học, màu vàng của nước tiểu bắt nguồn từ quá tŕnh tái chế các tế bào máu cũ của cơ thể. Các tế bào hồng cầu thường có tuổi thọ khoảng 120 ngày, sau đó bị phân hủy ở gan.

Quá tŕnh này tạo ra bilirubin, một chất màu cam sáng. Bilirubin tiếp tục di chuyển đến ruột. Tại đây, vi khuẩn đường ruột biến nó thành một hợp chất không màu có tên urobilinogen. Quá tŕnh phân hủy urobilinogen dẫn đến sự h́nh thành urobilin - sắc tố màu vàng tạo màu cho nước tiểu.Hơn 125 năm trước, các nhà khoa học đă xác định urobilin là sắc tố màu vàng trong nước tiểu, nhưng họ không biết nguyên nhân nào tạo ra urobilin. Phát hiện mới nhất của nhóm nhà khoa học về bilirubin reductase đă mở ra một kiến thức mới. Enzyme này được sản xuất chủ yếu bởi một nhóm vi khuẩn đường ruột Firmicutes rất phổ biến trong hệ vi sinh vật của con người.

Nhóm nhà khoa học tin rằng khám phá này có thể giúp nhận biết về t́nh trạng sức khỏe dựa trên màu nước tiểu, ví dụ như giúp con người hiểu được vai tṛ của hệ vi sinh vật đường ruột trong các bệnh như vàng da, viêm ruột (IBD). Bệnh nhân vàng da có mức độ tích tụ bilirubin cao, trong khi nồng độ urobilin thấp hơn được phát hiện ở những người viêm ruột mạn tính.

Một nghiên cứu đă được thực hiện với 1.801 người trưởng thành liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột. Kết quả cho thấy enzyme này có mặt ở hầu hết người lớn khỏe mạnh, nhưng thường bị thiếu ở trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh viêm ruột.

Theo Cleveland Clinic, nước tiểu từ một người khỏe mạnh, uống đủ nước nên ở giữa không màu và màu vàng của rơm hay mật ong. Nó sẽ chuyển sang màu vàng đậm hơn hoặc màu hổ phách khi bạn uống không đủ nước. Các màu sắc khác có thể đến từ chế độ ăn uống.

Nước tiểu màu nâu sẫm có thể là dấu hiệu của t́nh trạng mất nước đến mức nguy hiểm. Màu sắc này cũng có nghĩa là có mật do gan tiết trong nước tiểu của bạn - dấu hiệu của bệnh gan.

Màu hồng hay đỏ có thể là nguyên nhân đáng lo ngại v́ nó là dấu hiệu của một số bệnh như bệnh thận, ngộ độc ch́ hay ung thư.