PDA

View Full Version : BÀN VỀ THÓI VÔ ƠN


troopy
03-14-2024, 03:36
https://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2347613&stc=1&d=1710387400
Tục ngữ có câu rất hay rằng: “Chịu ơn của người một giọt nước, phải báo đáp lại bằng cả một ḍng suối”.
Nhưng ngày nay có rất nhiều người lại thiếu mất tấm ḷng biết ơn này, v́ họ hưởng thụ vật chất suốt một thời gian dài đă thành quen, nên thường coi sự hy sinh của người khác là điều đương nhiên, ngồi mát ăn bát vàng cũng không thấy ḷng ḿnh có chút cảm giác xấu hổ ǵ.
Trong tâm lư học hiện đại đă sản sinh ra một công thức kỳ lạ: 100-1=0.
Ư nghĩa của nó là nếu bạn đối xử tốt với một người trong suốt một thời gian dài, đă từng làm tới 99 việc có lợi cho người ấy, nhưng chỉ cần có một hôm bạn bất cẩn đă làm một chuyện bất lợi cho họ, th́ họ sẽ oán hận bạn.
Đồng thời họ c̣n coi 99 việc bạn đă từng làm trước kia chỉ là con số 0 tṛn chĩnh. Công thức này xem ra có vẻ hoang đường nực cười, nhưng lại phản ánh một cách chân thực mối quan hệ căng thẳng giữa con người ngày nay.
Sự sản sinh hiện tượng kỳ dị này thực chất là v́ con người quá ích kỷ, thiếu đi tấm ḷng biết ơn gây ra.
Đối với người Việt, thói vô ơn buồn thay ngày càng bành trướng trong lối cư xử hiện đại dù rằng chúng ta có những đạo lư giáo dục rất nhân bản về ḷng biết ơn như: "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" . Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người Việt mang nặng thói vô ơn, là một sự thật.
Người Việt thường lười nói 2 chữ "cảm ơn" khi được giúp đỡ, mặc dù đó chỉ là h́nh thức. Dường như họ sợ rằng nói thế là thừa nhận ḿnh mang ơn, trong khi họ thật sự được giúp đỡ. Đó chính là biểu hiện đầu tiên của thói vô ơn.
Một h́nh thức khác là khi đă được giúp đỡ, người Việt thường t́m cách biện minh, nhằm tránh phải mang ơn, đại khái như không cần nữa nên mới cho; hoặc giúp thế đă ăn thua ǵ so với tiềm lực của họ; hoặc tán lộc ấy mà; tệ hơn nữa là do họ thích giúp thôi..vv
Chúng ta nên thừa nhận ơn nghĩa của người giúp đỡ, c̣n phần thứ 2 giúp đỡ có được bằng cách nào hay anh ta giúp đỡ với mục đích ǵ lại là chuyện khác.
Nếu áy náy về phần thứ 2 th́ xin đừng nhận, c̣n khi đă nhận th́ phải chấp nhận sự mang ơn. Nhiều khi chẳng có bằng chứng ǵ để áy náy nhưng họ cố gắng vẽ vời, tưởng tượng, thậm chí lừa dối cả chính ḿnh, để phủ nhận việc ḿnh cần mang ơn và phủ nhận luôn ḷng tốt của người giúp đỡ.
C̣n nữa, người Việt thường không lưu tâm đến sự cố gắng, công sức và tâm huyết của người giúp đỡ mà họ chỉ nghĩ đến bản thân ḿnh và món quà được nhận. Thế nên mới có chuyện nhận phong bao c̣n chê ít nhiều.
V́ sao những bậc hiền nhân thời xưa đều dạy người đời sau phải có một tấm ḷng biết ơn? Bởi v́ nếu không có ḷng biết ơn sẽ khiến con người trở nên ích kỷ hơn, mà sự ích kỷ cuối cùng lại hại chính bản thân ḿnh.
Về ư nghĩa tại tầng sâu hơn, th́ trong cuộc sống của những người không biết cảm ơn chỉ là việc chiếm lợi, chỉ biết đ̣i hỏi mà không biết hy sinh, như vậy họ sẽ bị tổn đức.
Đạo lư thường răn dạy rằng: “Có mất th́ có được. Muốn được ắt phải mất”. Đây là quy luật bất biến từ xưa tới nay. Nếu con người không có ḷng biết ơn, không biết nhớ ơn, đền ơn, vậy th́ dẫu họ có thể chiếm được lợi ích trên bề mặt, nhưng thực ra họ lại mất đi thứ c̣n trân quư hơn đó chính là Đức!

VietBF@sưu tập