Log in

View Full Version : Mẫu xe tăng 'mạnh nhất thế giới' được ông Kim Jong-un lái thử


sunshine1104
03-14-2024, 11:13
Ông Kim Jong-un lái thử xe tăng được mô tả là "mạnh nhất thế giới", ra mắt năm 2020 và có nhiều nét giống khí tài của cả Nga lẫn Mỹ.

Hăng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm 14/3 công bố h́nh ảnh lănh đạo Kim Jong-un giám sát cuộc tập trận của các đơn vị gần biên giới với Hàn Quốc và lái thử mẫu xe tăng mới nhất của nước này.

"Lănh đạo Kim Jong-un bày tỏ hài ḷng khi xe tăng chiến đấu chủ lực đời mới đă phô diễn hỏa lực và khả năng cơ động tuyệt vời, lần đầu thể hiện năng lực chiến đấu đáng kinh ngạc trong cuộc tập trận", KCNA cho hay, thêm rằng ông Kim mô tả đây là "xe tăng mạnh nhất thế giới".

Triều Tiên chưa công bố tên và thông số kỹ thuật của ḍng xe tăng này kể từ khi nó ra mắt trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động hồi tháng 10/2020.

Xe tăng mới được trang bị 7 bánh chịu lực ở mỗi bên, nhiều hơn những xe tăng nội địa từng được Triều Tiên công bố trước đây, trong đó có ḍng Songun-ho (Tiên Quân Hổ) ra mắt năm 2010. Xe tăng mới của Triều Tiên vẫn mang họa tiết ngụy trang kiểu sa mạc giống mẫu M1 Abrams của Mỹ, nhưng màu sắc nhạt hơn so với lần duyệt binh năm 2020.

Nó có h́nh dạng khung thân mới và mang nhiều nét tương đồng với ḍng T-14 Armata Nga, bao gồm giáp lồng ở hai bên sườn đuôi xe, nơi đặt động cơ. Giáp lồng chủ yếu nhằm đối phó tên lửa chống tăng vác vai, kích nổ đầu đạn nổ lơm (HEAT) trước khi nó đạt khoảng cách xuyên phá tối ưu và hạn chế thiệt hại cho xe tăng.

Sườn dưới thân xe, bánh chịu lực và hệ thống treo cũng được che chắn bằng diềm cao su, tương tự những xe tăng chủ lực hiện đại.

H́nh ảnh cuộc tập trận cho thấy kíp xe Triều Tiên gồm 4 người, vốn là đặc trưng của ḍng xe tăng T-54/55/62, gồm trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe. Điều đó cũng đồng nghĩa loại xe tăng này không được trang bị hệ thống nạp đạn tự động như một số ḍng xe tăng hiện đại của Nga, giúp giảm bớt một thành viên trong kíp lái.

Tháp pháo xe tăng mới có h́nh dạng góc cạnh, thay v́ ṿm tṛn như các ḍng tăng dựa trên nền tảng T-54 và T-62, và cũng được lắp giáp lồng ở phía sau. Pháo chính dường như có cỡ ṇng 125 mm, nhiều khả năng phát triển từ mẫu pháo 2A46 trên xe tăng chủ lực Nga. Ṇng pháo được trang bị cảm biến laser đo độ cong do chênh lệch nhiệt độ nhằm tăng độ chính xác.

Bên phải tháp pháo là hai ống phóng tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM). Chúng có vẻ ngoài giống các hệ thống ATGM được gắn trên nóc những xe tăng nội địa Triều Tiên trước đây, có thể là phiên bản được nước này chế tạo và nâng cấp dựa trên mẫu 9K111 Fagot ra đời từ thời Liên Xô.

So với lần xuất hiện năm 2020, xe tăng trong cuộc tập trận lần này được lắp thêm nhiều khối giáp phản ứng nổ (ERA) ở mặt trước tháp pháo và dọc hai bên sườn. Cụm ống phóng ATGM cũng được xoay ngang, thay v́ hai ống xếp chồng lên nhau như trước.

Cụm cảm biến và kính ngắm cho trưởng xe và pháo thủ được mở ra trong cuộc tập trận, thay v́ đóng kín như khi duyệt binh.

Điều đáng chú ư là sự xuất hiện của thiết bị giống hệ thống pḥng thủ chủ động (APS), gồm 4 cụm ống hướng về phía trước và hai bên tháp pháo. Mỗi cụm gồm 3 ống dài, bên trên có khối hộp dường như để chứa radar cỡ nhỏ thường thấy trên APS.

"Cấu h́nh này tương đối giống tổ hợp APS Afghanit trên xe tăng T-14 Armata hiện đại nhất của Nga. Hệ thống của Triều Tiên có thể sử dụng nguyên lư tương tự, trong đó radar cỡ nhỏ phát hiện tên lửa hoặc đạn chống tăng bay đến và phát lệnh phóng đạn đánh chặn vào thời điểm thích hợp để vô hiệu hóa mối đe dọa", chuyên gia Tyler Rogoway viết trên chuyên trang quân sự War Zone của Mỹ.

Giới chuyên gia quân sự phương Tây từng nhận định ḍng xe này chỉ là nguyên mẫu chưa hoàn chỉnh, thậm chí là mô h́nh đại diện cho những hệ thống vũ khí đang được Triều Tiên phát triển. Tuy nhiên, sự hiện diện của loạt xe tăng trong cuộc tập trận có thể là dấu hiệu thể hiện chúng đă được đưa vào biên chế, hoặc ít nhất đang trải qua giai đoạn thử nghiệm trong điều kiện thực tế.

"Sự hiện diện của đội h́nh xe tăng mới cho thấy thành tựu công nghiệp nặng của Triều Tiên, thể hiện khả năng huy động nguồn lực và tŕnh độ kỹ thuật quân sự bất chấp những lệnh cấm vận quốc tế. Đây cũng có thể là nỗ lực hỗ trợ hoạt động xuất khẩu vũ khí trong tương lai, nhất là với những quốc gia không có đủ tiền hoặc khả năng mua khí tài hiện đại trên thị trường", Rogoway nhận xét.