PDA

View Full Version : IOC chỉ trích Đại Hội Thể Thao Hữu Nghị của Nga


trungthuc
03-21-2024, 02:08
LAUSANNE, Thụy Sĩ

Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) lên tiếng chỉ trích cái gọi là Đại Hội Thể Thao Hữu Nghị của Nga là "hoàn toàn có mục đích chính trị" và "vi phạm Hiến Chương Olympic", theo CNN Sports, hôm thứ Ba, 19 tháng Ba.

Đại Hội Thể Thao Hữu Nghị Thế Giới là một sự kiện thể thao đa dạng sẽ được tổ chức tại Moscow vào tháng Chín tới đâyvà cuộc thi sẽ tạo ra cơ hội cho các lực sĩ Nga cạnh tranh tại Olympic Paris. Theo ông John Coates, phó chủ tịch IOC, chỉ có 40 vận động viên Nga có thể được phép tham gia Olympic sắp đươc tổ chức tại thủ đô của nước Pháp vào mùa Hè này.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/TT-IOC-Chi-Trich-Nga-1-1920x1281.jpg
Một vận động viên trượt tuyết Olympic của Nga. (H́nh minh họa: Christophe Pallot/Agence Zoom/Getty Images)

Theo hăng thông tấn TASS của Nga, dự kiến sẽ có 5,500 người tham gia sự kiện tổ chức tại thủ đô Nga, với tổng số giải thưởng là 4.6 tỷ rúp (khoảng 50 triệu USD).

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sự kiện này bảo đảm "sự tiếp cận tự do của các vận động viên và các tổ chức thể thao Nga với các hoạt động thể thao quốc tế", theo TASS.

Tuy nhiên, trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba, IOC nhắm vào Nga v́ "đă vi phạm trắng trợn Hiến Chương Olympic cũng như vi phạm các nghị quyết tương ứng của Liên Hiệp Quốc và sự thiếu tôn trọng đối với các vận động viên và tính liêm chính của các cuộc thi đấu thể thao quốc tế".

Thông cáo báo chí của IOC nói rằng, Đại Hội Thể Thao Hội Hữu Nghị "đang cố t́nh phá hoại các tổ chức thể thao của các quốc gia dự định tham gia và thể hiện sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với các tiêu chuẩn chống doping (thuốc tăng lực) toàn cầu".

Phiên bản mùa Đông của Đại Hội Thể Thao Hội Hữu Nghị cũng dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Sochi vào năm 2026, cùng năm mà Thế Vận Hội Mùa Đông của IOC sẽ diễn ra tại Milan và Cortina d’Ampezzo ở Ư.

Đại Hội Thể Thao Hữu Nghị lần đầu tiên đă được tổ chức vào năm 1984 tại Liên Xô, cùng năm mà nước này tẩy chay Olympic Los Angeles.

IOC cho biết: "Phong trào Olympic lên án mạnh mẽ bất cứ sáng kiến ​​nào nhằm chính trị hóa hoàn toàn ngành thể thao, đặc biệt là việc chính phủ Nga tổ chức các sự kiện thể thao cho các mục đích chính trị".

Trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, IOC từng thông báo vào tháng Hai năm ngoái khẳng định rằng, các vận động viên Nga và Belarus sẽ chỉ hội đủ điều kiện đi thi đấu với tư cách là vận động viên trung lập, cá nhân tại Olympic ở Paris năm nay.

Để được tham dự, các vận động viên trung lập phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện tối thiểu. Các phái đoàn của vận động viên Nga và Belarus sẽ không được xem xét, trong khi các vận động viên tích cực ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine cũng sẽ không hội đủ điều kiện tiên quyết.

Cho đến hôm thứ Ba 19/3, IOC vẫn chưa công bố ra, liệu các vận động viên Nga và Belarus có được phép tham dự Lễ khai Mạc Olympic Paris hay không.

CNN đă liên lạc với Ủy Ban Olympic Nga (ROC) để được trả lời về thông cáo báo chí hôm thứ Ba của IOC.

Vào tuần trước, Cơ Quan Chống Doping Thế Giới (WADA) có bày tỏ mối lo ngại liên tục về Đại Hội Thể Thao Hữu Nghị, được mô tả là một "sự kiện không được cho phép hợp pháp".

Một bản tuyên bố của WADA c̣n cho biết thêm: "Đặc biệt, điều đáng lo ngại là v́ sự kiện này sẽ không diễn ra dưới sự bảo vệ của Bộ Luật Chống Doping Thế Giới nên vấn đề sức khỏe và sự công bằng dành cho các vận động viên có thể bị tổn hại".

Gibbs
03-22-2024, 02:22
Phản ứng của Nga trước quyết định của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cấm các vận động viên của nước này tham gia cuộc diễu hành lễ khai mạc Thế vận hội Paris thật là “kỳ cục”, Bộ trưởng Thể thao Pháp Amelie Oudea Castera nói hôm thứ Năm (21/3).
IOC hôm thứ Ba công bố lệnh cấm các vận động viên Nga và Belarus tham gia cuộc diễu hành lễ khai mạc do cuộc chiến ở Ukraine, mà Moscow gọi là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Các vận động viên của hai nước này tham gia thế vận hội năm nay với tư cách là vận động viên trung lập.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm thứ Tư nói quyết định của IOC là “phá hủy ư tưởng về phong trào Olympic” và xâm phạm lợi ích của các vận động viên.
“Những từ ngữ được sử dụng thật gây sốc và kỳ cục”, bà Oudea Castera nói với các phóng viên.
“Tôi nghĩ cả IOC và IPC (Ủy ban Paralympic quốc tế) đều rất rơ ràng và nhất quán trong các quyết định mà họ đưa ra nhằm đảm bảo rằng Nga không diễu hành trong lễ khai mạc”.
“Điều này hoàn toàn phù hợp với chế độ trung lập đă được đặt ra, vốn không cho phép Nga tham gia với tư cách là một quốc gia mà là các cá nhân vận động viên trung lập tham gia Thế vận hội với điều kiện họ tuân thủ một số tiêu chí nhất định”.
“Như (người đứng đầu Thế vận hội Paris 2024) Tony Estanguet đă nói, điều này không có nghĩa là các cá nhân vận động viên trung lập sẽ không thể ngồi tại Quảng trường Trocadero (nơi diễn ra nghi lễ chính thức của Thế vận hội) khi họ ḥa lẫn hoàn toàn với các vận động viên khác”, bà Oudea Castera nói thêm .
“Điều chúng tôi muốn là không có phái đoàn Nga diễu hành”.
Quyết định về việc các vận động viên Nga và Belarus có thể tham dự lễ bế mạc hay không vẫn chưa được đưa ra.