Log in

View Full Version : Thật kỳ lạ bang của Mỹ không nằm trong hiệp ước pḥng thủ chung NATO


PinaColada
03-31-2024, 03:45
Bang đặc biệt này của Mỹ không nằm trong "chiếc ô an ninh" của NATO. Một số chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2354416&stc=1&d=1711856654
NATO có thể sẽ không can thiệp nếu bang Hawaii của Mỹ bị tấn công. Ảnh: NATO.int

Thụy Điển đă trở thành thành viên mới nhất của NATO vào đầu tháng này, gia nhập cùng 31 quốc gia trong liên minh an ninh, bao gồm cả Mỹ. Nhưng với Mỹ, v́ điều khác biệt về địa lư và lịch sử, bang Hawaii về mặt kỹ thuật không nằm trong hiệp ước NATO.

Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 30/3, nếu một lực lượng nước ngoài tấn công Hawaii – chẳng hạn như căn cứ của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc trụ sở của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương ở phía tây bắc Honolulu – th́ các thành viên của NATO sẽ không có nghĩa vụ phải tăng cường bảo vệ Hawaii.

David Santoro, Chủ tịch của tổ chức tư vấn Diễn đàn Thái B́nh Dương ở Honolulu, cho biết: “Đó là điều kỳ lạ nhất”, lưu ư rằng ngay cả hầu hết người dân Hawaii cũng không biết bang này vẫn "rời xa liên minh" về mặt kỹ thuật.

Ông Santoro nói: “Mọi người có xu hướng cho rằng Hawaii là một phần của Mỹ và do đó nó được NATO bảo vệ".

Hawaii nằm ở Thái B́nh Dương và không giống như California, Colorado hay Alaska, tiểu bang thứ 50 này không phải là một phần của lục địa Mỹ. Ông Santoro nêu rơ: “Lư lẽ về việc hiệp ước pḥng thủ chung của NATO không bao gồm Hawaii chỉ đơn giản là nó không phải là một phần của Bắc Mỹ".

Ngoại lệ đó được nêu rơ trong Hiệp ước Washington, tài liệu thành lập NATO vào năm 1949, một thập kỷ trước khi Hawaii trở thành một bang của Mỹ.

Trong khi Điều 5 của hiệp ước NATO quy định về pḥng vệ tập thể trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự vào bất kỳ quốc gia thành viên nào th́ Điều 6 lại giới hạn phạm vi địa lư của điều đó.

Điều 6 nêu rơ: Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên được coi là bao gồm một cuộc tấn công vũ trang vào lănh thổ của tất cả các thành viên liên minh ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ và bất kỳ vùng lănh thổ đảo nào cũng phải ở Bắc Đại Tây Dương, phía bắc Chí tuyến Bắc.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Hawaii không nằm trong Điều 5, nhưng cho biết Điều 4, trong đó nói rằng các thành viên sẽ tham khảo ư kiến ​​khi “sự toàn vẹn lănh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh” của bất kỳ thành viên nào bị đe dọa, sẽ bao gồm mọi t́nh huống có thể ảnh hưởng đến Hawaii.

Người phát ngôn trên cũng cho biết bất kỳ sửa đổi hiệp ước nào nhằm bao gồm Hawaii sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận v́ các thành viên khác cũng có lănh thổ nằm ngoài ranh giới quy định tại Điều 5.

Ví dụ, NATO đă không can dự cùng thành viên sáng lập là Anh trong cuộc chiến năm 1982 với Argentina sau khi quân đội Argentina chiếm Quần đảo Falkland, một lănh thổ tranh chấp với Anh ở Nam Đại Tây Dương.

Một số chuyên gia cho rằng thời thế đă thay đổi trong nhiều thập kỷ kể từ khi Hiệp ước Washington được kư kết – và cho rằng t́nh h́nh chính trị ngày nay ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương có thể khiến vấn đề trên cần phải suy nghĩ lại.

Đó là bởi v́ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong một cuộc xung đột tiềm tàng ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương.

John Hemmings, Giám đốc cấp cao của Chương tŕnh Chính sách An ninh và Đối ngoại Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tại Diễn đàn Thái B́nh Dương, cho biết việc loại Hawaii khỏi NATO sẽ loại bỏ “yếu tố răn đe” khi nói đến khả năng "Trung Quốc tấn công Hawaii trong trường hợp xung đột ở eo biển Đài Loan nổ ra".

Tầm quan trọng chiến lược của Hawaii cũng có ư nghĩa lịch sử sâu sắc đối với Mỹ. “Đây là nơi xảy ra vụ Trân Châu Cảng. Đây là nơi quân đội Mỹ bị tấn công và khiến chúng tôi tham chiến trong Thế chiến thứ hai", ông Hemmings lưu ư.


VietBF@ sưu tập