PDA

View Full Version : Xu hướng người trẻ Nhật ra nước ngoài lao động


june04
04-13-2024, 12:38
5h sáng, Yoshihara bắt đầu ca làm tại một nhà máy chế biến thịt ở Australia, nơi anh kiếm được thu nhập nhiều gấp ba so với thời c̣n ở Nhật Bản.

"Tôi mổ thịt cừu gần 50 tiếng một tuần ở nhà máy vùng nông thôn phía nam Sydney này và kiếm được khoảng 3.300 USD mỗi tháng, gấp ba lần so với thu nhập hồi c̣n là thành viên quân đội Nhật Bản", Tomoki Yoshihara, 25 tuổi, nói.

Yoshihara là một trong số những thanh niên Nhật được cấp visa làm việc ngắn hạn ở Australia trong năm ngoái. Nhiều người Nhật trẻ đang tham gia chương tŕnh này do lương cao và đồng yen suy yếu.

"Thu nhập ở đây tốt hơn rất nhiều. Nếu muốn tiết kiệm tiền, Australia chính là điểm đến", anh nói.

Khi các chương tŕnh visa tương tự ở Anh, Canada và New Zealand được nối lại sau đại dịch, ḍng chảy lao động này có nguy cơ làm trầm trọng thêm t́nh trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản, đồng thời phản ảnh nỗi lo về tương lai kinh tế đất nước của người trẻ nước này.

"Giới trẻ đang đặt câu hỏi về triển vọng kinh tế. Điều kiện sống đang trở nên khó khăn hơn những ǵ chỉ số lạm phát cho thấy", Yuya Kikkawa, chuyên gia kinh tế từ viện nghiên cứu Meiji Yasuda, nói.

Tháng 3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo chấm dứt chính sách lăi suất âm, chấm dứt thời kỳ nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng.

Ngay cả khi liên đoàn lao động Nhật Bản đă yêu cầu thành công mức tăng lương lớn nhất ba thập kỷ hồi tháng 3, khoảng cách giữa thu nhập thực tế ở Nhật so với các nền kinh tế tiên tiến khác vẫn lớn.

Số liệu năm 2022 từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy lương trung b́nh hàng năm ở Nhật là 41.500 USD, so với 59.500 USD ở Australia và 77.500 USD ở Mỹ.

Trong bối cảnh lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ, người Nhật phải siết chi tiêu hàng tháng sau nhiều năm lương không tăng.

"Mức lương ở Nhật không tăng trong 20 năm, trong khi các nước khác tăng. Khi đồng yen suy yếu, khoảng cách ngày càng lớn", Atsushi Takeda, chuyên gia kinh tế cấp cao tại viên nghiên cứu Itochu, giải thích.

Trong năm tài khóa 2022-2023, gần 14.400 người Nhật đă được cấp visa vừa làm việc vừa du lịch ở Australia, cao nhất kể từ năm 2001. Visa này cho phép người từ 18-30 tuổi đến Australia trong 12 tháng để làm các công việc nông nghiệp, khách sạn, điều dưỡng, xây dựng, văn pḥng, có thể gia hạn đến ba năm.

Ngoài thù lao hấp dẫn, Australia được xem là điểm đến ưa thích của người Nhật Bản bởi an ninh tốt, múi giờ tương đồng, quy định làm việc không khắt khe.

Canada năm 2023 đă cấp gần 8.000 visa tương tự cho người Nhật, trong khi New Zealand cấp 2.400. Anh cấp gần 900 visa vào năm ngoái và con số này dự kiến tăng cao khi London chuẩn bị tăng hạn ngạch visa hàng năm cho người Nhật từ 1.500 lên 6.000.

"Ngày càng nhiều người Nhật ra nước ngoài để t́m việc. Nếu xu hướng này tiếp diễn, tuyển dụng lao động trẻ ở Nhật sẽ thêm khó khăn", Harumi Taguchi, nhà kinh tế cấp cao tại S&P Global Market Intelligence, cảnh báo.

Lili Takahashi, vừa đến Australia trong tháng này ngay sau khi tốt nghiệp đại học, đặt mục tiêu làm việc hai năm rồi nộp đơn xin thường trú và kết hôn với bạn gái sống tại nước này. Australia là quốc gia cho phép kết hôn đồng giới.

Đối với Takahashi, mức lương cao ở Australia và t́nh trạng đồng yen suy yếu so với đồng AUD sẽ giúp cô cân bằng công việc - cuộc sống tốt hơn.

"Thu nhập ở Nhật có thể đủ sống, nhưng không đủ để phục vụ sở thích, đi tụ tập cùng bạn bè", Takahashi, 22 tuổi, nói.

Đây là một phần trong xu hướng chọn sống ở nước ngoài của người Nhật. Số liệu từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm 2023 cho thấy lượng người Nhật thường trú ở nước ngoài cao nhất kể từ năm 1989.

Điều này có thể làm trầm trọng t́nh trạng thiếu lao động trong bối cảnh xă hội Nhật Bản già hóa. Theo khảo sát của Teikoku Databank, hơn 2/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này đang đối mặt t́nh trạng thiếu lao động. Số vụ phá sản do thiếu nhân sự tăng cao kỷ lục vào năm ngoái. T́nh trạng buộc chính phủ Nhật tăng thu hút lao động nước ngoài.

Các chuyên gia cho hay triển vọng kinh tế sẽ quyết định tương lai xu hướng này. "Nếu các chỉ số kinh tế Nhật tốt lên, người trẻ sẽ có lư do để trở lại".

Gibbs
04-15-2024, 03:23
“Sự trung thực đáng kính trọng của người Nhật”
Mới đây, cảnh sát ở Tokyo cho biết trong năm 2023, cư dân đă tự nguyện gửi vào đồn cảnh sát để nhờ t́m chủ của các món đồ bị để quên, rơi trên đường... tổng cộng cả năm qua đến có 29,1 triệu USD tiền mặt bị mất, đồ đạc được trả lại, tăng 20% so với năm 2022.
Cảnh sát cũng cho biết những thứ được gửi lại, nhờ thông báo t́m chủ nhân, thường được t́m thấy trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc trong ví hoặc ví bị đánh rơi. Thậm chí có những tờ tiền không thể biết chủ nhân của nó là ai.
Tổng số đó tiền được gửi lại để t́m chủ nhân, là 12 triệu yên hay 79.291 USD mỗi ngày – được coi là mức tăng đáng kể so với kỷ lục trước đó là 3,99 tỷ yên được giao cho cảnh sát hoặc nhà điều hành giao thông công cộng vào năm 2022, và 3,84 tỷ yên được công bố vào năm 2019. .
Công bố số liệu thống kê về tài sản bị mất năm 2023, Cảnh sát Thủ đô Tokyo cho rằng số tiền mặt được trả lại tăng 10,3% và số đồ đạc được t́m thấy tăng gần 20% – tổng cộng 4.444.854 món đồ – là kết quả của việc có nhiều người đi lại và tham quan thành phố hơn sau đợt dịch bệnh, dỡ bỏ các hạn chế về coronavirus vào mùa xuân năm ngoái.
Số tiền mặt lớn nhất được t́m thấy là 16,8 triệu yên được phát hiện ở phường Shinjuku, cuối cùng đă được đoàn tụ với một chủ sở hữu với sự vui mừng. Trong số 4,4 tỷ yên được t́m thấy, khoảng 3,23 tỷ yên đă được trả lại.
Izumi Tsuji, giáo sư xă hội học tại Đại học Chuo ở Tokyo, nói về xu hướng không muốn lấy đồ của người khác, không muốn dùng tài sản của người khác đánh rơi: “Tôi không thể tưởng tượng được chuyện ḿnh không đưa những thứ đó cho cảnh sát, và tôi chắc chắn rằng đại đa số người Nhật cũng cảm thấy như vậy”.
Ông nói với This Week in Asia: “Chúng tôi làm điều đó bởi v́ chúng tôi biết đó là điều đúng đắn nên làm và không đưa sẽ bị coi là hành vi trộm cắp”. “Chúng ta cũng mong đợi người khác làm điều tương tự cho ḿnh nếu chúng ta đánh mất thứ ǵ đó trên tàu hoặc xe buưt, v́ vậy đó là vấn đề về ḷng tin cũng như sự trung thực.”
Tsuji cho biết hầu hết người Nhật cũng không ngại ngủ trưa trên phương tiện giao thông công cộng, họ thường bỏ quên túi đựng máy tính, ví hoặc các vật có giá trị khác.
“Tôi không lo sợ khi đồ đạc của ḿnh bị thất lạc,” ông nhún vai, cười nói. “Tôi có thể thư giăn v́ tôi tin tưởng những người xung quanh ḿnh và họ cũng tin tưởng tôi.”
Trong số những vật dụng phổ biến nhất được giao cho cảnh sát vào năm 2023 bao gồm giấy phép lái xe, thẻ đi phương tiện công cộng, quần áo và giày dép.
Theo luật pháp Nhật Bản, bất kỳ ai t́m thấy số tiền bị mất đều phải giao nộp cho cảnh sát nhưng sẽ được thưởng từ 5% đến 20% số tiền nếu chủ sở hữu nhận lại. Nếu sau ba tháng không nhận được tiền th́ tổng số tiền hay món đồ đó sẽ được chuyển cho người t́m thấy. Nếu người t́m thấy không nhận được số tiền sau hai tháng nữa th́ số tiền đó sẽ được chuyển đến chính quyền địa phương.
Vào năm 2023, chính phủ Tokyo được hưởng lợi với số tiền 825 triệu yên trong quỹ không có người nhận.
Tuy nhiên, sự trung thực không chỉ giới hạn ở thủ đô, mà hầu như ở cả nước Nhật. Có chuyện một người điều hành một cơ sở xử lư rác thải ở Aomori, miền bắc Nhật Bản đă nộp lại 10,99 triệu yên được t́m thấy trong đồ nội thất cũ đang bị hỏng. Chủ sở hữu ban đầu của số tiền giấu kín không được t́m thấy, cuối cùng số tiền cuối cùng đă được trả lại cho nhà máy xử lư rác thải do thành phố điều hành và được chi cho những mục đích chính đáng ở các thị trấn lân cận Shichinohe và Tohoku.
Trước đây, một đài truyền h́nh của Trung Quốc, có tên Joke TV, đă từng nghi ngờ về sự trung thực của người Nhật nên đă làm loạt show truyền h́nh ở nhiều thành phố để kiểm tra. Một cô gái cầm tờ 10.000 yên, tương đương khoảng 2 triệu đồng Việt Nam, đi trên phố và gặp ai cũng hỏi là có phải họ đánh rơi không. Và toàn bộ những người được camera giấu kín quay được, cho thấy họ đều từ chối, khẳng định không phải là của ḿnh.