vuitoichat
07-21-2024, 14:35
Theo như có một quan chức cấp cao của quân đội Philippines mới đây vừa tiết lộ nước này đã từ chối những lời đề nghị giúp đỡ của Mỹ ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gia tăng ở khu vực trong thời gian gần đây, đáng chú ý là quanh bãi Cỏ Mây, với các vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2401683&stc=1&d=1721572344
Hình tự liệu : Tàu hải cảnh Trung Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu vận tải Unaizah của Philippines làm nhiệm vụ tiếp liệu tại Bãi Cỏ mây, ngày 05/03/2024. AP - Aaron Favila
Hoạt động tiếp tế cho con tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) sẽ hoàn toàn do Philippines đảm nhiệm. Ngày 21/07/2024, Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines đã gián tiếp từ chối đề xuất « hỗ trợ » của Mỹ sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định rằng Hoa Kỳ « sẽ làm những gì cần thiết » giúp Philippines có thể tiếp tục tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở Bãi Cỏ Mây sau hàng loạt vụ xô xát với lực lượng hải cảnh Trung Quốc.
Trả lời AFP, ông Jonathan Malaya, phó phát ngôn viên của lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia, khẳng định : « Về RORE (nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế), chúng tôi coi đây là hoạt động hoàn toàn của Philippines, sử dụng tàu, nhân sự và lãnh đạo Philippines ». Theo ông, « đây là đường lối và là chính sách hiện tại » dù sau này có thể thay đổi tùy theo quyết định của cấp cao. Philippines đánh giá cao đề nghị của Mỹ và sẽ tiếp tục tham vấn với tư cách là đồng minh.
Một ngày trước đó, phát biểu tại điễn đàn an ninh Aspen ở bang Colorado, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington « sẽ tiếp tục hỗ trợ, hậu thuẫn Philippines » trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung song phương, theo đó bên kia sẽ bảo vệ bên bị tấn công trong trường hợp xảy ra một « cuộc tấn công vũ trang », ý muốn nói đến vụ đụng độ hôm 17/06 khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc cầm dao, gậy và rìu xông lên tàu Philippines để ngăn họ tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Philippines đang tham gia cuộc tập trận quy mô lớn Pitch Black ở phía bắc Úc, từ ngày 15/07 đến 02/08 để « thực thi cam kết đối với an ninh và ổn định khu vực ». Trả lời Reuters ngày 20/07 tại cảng Darwin, đại tá Randy Pascua cho biết cuộc tập trận với 19 nước là cơ hội để không quân Philippines được « huấn luyện và nâng cao khả năng tác chiến vì chúng tôi đã mất khả năng phòng không trong nhiều thập kỷ ».
Theo ông Pascua, Philippines dự kiến mua hơn 20 chiến đấu cơ đa năng. Quyết định được chính phủ thông qua trong tháng 07 nhưng không cho biết rõ số lượng. Tư lệnh quân đội Philippines Romeo Brawner cho rằng đã đến lúc Manila cần mua chiến đấu cơ « nhanh hơn và hiện đại hơn » vì FA-50 do Hàn Quốc chế tạo « không còn đủ để bảo vệ đất nước ».
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2401683&stc=1&d=1721572344
Hình tự liệu : Tàu hải cảnh Trung Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu vận tải Unaizah của Philippines làm nhiệm vụ tiếp liệu tại Bãi Cỏ mây, ngày 05/03/2024. AP - Aaron Favila
Hoạt động tiếp tế cho con tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) sẽ hoàn toàn do Philippines đảm nhiệm. Ngày 21/07/2024, Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines đã gián tiếp từ chối đề xuất « hỗ trợ » của Mỹ sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định rằng Hoa Kỳ « sẽ làm những gì cần thiết » giúp Philippines có thể tiếp tục tiếp tế cho lực lượng đồn trú ở Bãi Cỏ Mây sau hàng loạt vụ xô xát với lực lượng hải cảnh Trung Quốc.
Trả lời AFP, ông Jonathan Malaya, phó phát ngôn viên của lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia, khẳng định : « Về RORE (nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế), chúng tôi coi đây là hoạt động hoàn toàn của Philippines, sử dụng tàu, nhân sự và lãnh đạo Philippines ». Theo ông, « đây là đường lối và là chính sách hiện tại » dù sau này có thể thay đổi tùy theo quyết định của cấp cao. Philippines đánh giá cao đề nghị của Mỹ và sẽ tiếp tục tham vấn với tư cách là đồng minh.
Một ngày trước đó, phát biểu tại điễn đàn an ninh Aspen ở bang Colorado, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington « sẽ tiếp tục hỗ trợ, hậu thuẫn Philippines » trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung song phương, theo đó bên kia sẽ bảo vệ bên bị tấn công trong trường hợp xảy ra một « cuộc tấn công vũ trang », ý muốn nói đến vụ đụng độ hôm 17/06 khi lực lượng hải cảnh Trung Quốc cầm dao, gậy và rìu xông lên tàu Philippines để ngăn họ tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên tàu BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Philippines đang tham gia cuộc tập trận quy mô lớn Pitch Black ở phía bắc Úc, từ ngày 15/07 đến 02/08 để « thực thi cam kết đối với an ninh và ổn định khu vực ». Trả lời Reuters ngày 20/07 tại cảng Darwin, đại tá Randy Pascua cho biết cuộc tập trận với 19 nước là cơ hội để không quân Philippines được « huấn luyện và nâng cao khả năng tác chiến vì chúng tôi đã mất khả năng phòng không trong nhiều thập kỷ ».
Theo ông Pascua, Philippines dự kiến mua hơn 20 chiến đấu cơ đa năng. Quyết định được chính phủ thông qua trong tháng 07 nhưng không cho biết rõ số lượng. Tư lệnh quân đội Philippines Romeo Brawner cho rằng đã đến lúc Manila cần mua chiến đấu cơ « nhanh hơn và hiện đại hơn » vì FA-50 do Hàn Quốc chế tạo « không còn đủ để bảo vệ đất nước ».