PDA

View Full Version : Nga nói đe dọa của ông Trump với BRICS sẽ phản tác dụng


Romano
12-02-2024, 14:19
Hôm nay (2/12), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa áp thuế lên các quốc gia BRICS, nếu họ tạo ra đồng tiền riêng, sẽ phản tác dụng.Trong bài đăng trên mạng xă hội Truth Social ngày 30/11, ông Trump yêu cầu các quốc gia thuộc khối BRICS cam kết không tạo ra đồng tiền mới hoặc ủng hộ một đồng tiền thay thế đô la Mỹ, nếu không sẽ bị áp thuế 100%.

B́nh luận về phát biểu này, ông Peskov nói rằng đô la Mỹ đang mất dần sức hấp dẫn với tư cách đồng tiền dự trữ của nhiều quốc gia, và xu hướng này ngày càng gia tăng.

BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE. Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Malaysia đă nộp đơn xin trở thành thành viên của khối này, trong khi một số quốc gia khác bày tỏ quan tâm.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, đô la Mỹ hiện chiếm khoảng 58% dự trữ ngoại hối của thế giới và các mặt hàng chính như dầu mỏ vẫn chủ yếu được mua bán bằng đô la Mỹ.

Một số quốc gia cho biết đă chán ngấy với việc đô la Mỹ thống trị thương mại toàn cầu.Vai tṛ đó đang bị đe dọa khi BRICS ngày càng lớn mạnh và có ư định t́m ra đồng tiền thay thế vai tṛ của đô la Mỹ, trong nỗ lực gọi là phi đô la hóa.Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ "vũ khí hóa" đô la Mỹ và cho rằng đây là "sai lầm lớn".

“Không phải chúng ta từ chối sử dụng đô la Mỹ. Nhưng nếu họ ngăn cản, chúng ta có thể làm ǵ? Chúng ta buộc phải t́m kiếm các giải pháp thay thế”, Tổng thống Putin phát biểu.

Nga thúc đẩy nỗ lực h́nh thành một hệ thống thanh toán mới để thay thế SWIFT, nhằm giúp Mátxcơva tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và giao dịch với các đối tác.

Ông Trump cho biết BRICS "không có khả năng" thay thế đô la Mỹ trong thương mại toàn cầu và bất kỳ quốc gia nào cố gắng thực hiện điều đó "nên tạm biệt nước Mỹ".

Nghiên cứu cho thấy vai tṛ dự trữ của đô la Mỹ sẽ không bị đe dọa trong tương lai gần. Mô h́nh của Hội đồng Đại Tây Dương đánh giá vị thế của đồng tiền này "an toàn trong ngắn hạn và trung hạn" và tiếp tục thống trị hệ thống tài chính toàn cầu.