Log in

View Full Version : Cách Ukraine đối phó với sự quay lưng của Mỹ trong xung đột vũ trang với Nga


PinaColada
02-26-2025, 23:08
Ukraine đang rơi vào thế bí khi Tổng thống Mỹ Trump quay lưng với họ. Dẫu vậy, Kiev vẫn có một số lựa chọn có thể giúp họ duy tŕ thế giằng co với quân Nga trên chiến trường…
Áp lực bủa vây Ukraine
Những thông điệp lạnh lùng và cứng rắn mà Tổng thống Mỹ Trump gửi tới Ukraine thời gian qua kể từ khi ông nhậm chức đă khiến ban lănh đạo Ukraine nhận ra thực tế nghiệt ngă đối với họ, đó là Mỹ không c̣n là điểm tựa số 1 của họ nữa, thậm chí Mỹ có thể trở thành đối thủ của Ukraine một khi Washington quyết theo đuổi mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Trong hai tuần qua, Tổng thống Trump đă khởi xướng đàm phán trực tiếp với Nga và gác qua một bên các đ̣i hỏi của Ukraine được có một ghế trong bàn đàm phán. Lúc căng thẳng đỉnh điểm, Tổng thống Mỹ Trump thậm chí đă gọi Tổng thống Ukraine Zelensky là “nhà độc tài”.

Trong t́nh huống này, dù mới đây Kiev có dấu hiệu xuống nước với khả năng ông Zelensky sẽ sớm thăm Washington để gặp ông Trump ngay cuối tháng 2/2025, ban lănh đạo Ukraine vẫn phải tính đến các phương án dự pḥng khác để bảo đảm an ninh của ḿnh.

Giới phân tích và giới chức Ukraine cho rằng quốc gia này có một số phương án nhưng số lượng rất hạn chế và không có giải pháp nào là lư tưởng cả. Thứ nhất, họ có thể t́m cách lấy ḷng ông Trump bằng cách chấp nhận những thỏa thuận kinh tế có lợi cho Mỹ, để đổi lại viện trợ quân sự của Mỹ. Nếu phương án này không thành công, khả năng cao viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ cạn kiệt sớm. Khi ấy, Ukraine có thể chỉ duy tŕ được chiến tuyến trong vài tháng nữa.

Thứ hai, Ukraine có thể và trên thực tế đă bước đầu xoay trục sang châu Âu với tư cách là đối tác mới gần gũi nhất và một nhà bảo đảm an ninh tiềm tàng.

Trong vài ngày qua, Tổng thống Zelensky đă tham gia một số cuộc điện đàm và gặp gỡ trực tiếp với những người đồng cấp châu Âu để thảo luận việc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả khả năng triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh trên thực địa. Hôm 24/2 vừa qua, tại Nhà Trắng, Tổng thống Pháp Macron cũng đề đạt trường hợp của Ukraine, mong nhận được hỗ trợ của Mỹ.

Volodymyr Fesenko - nhà phân tích chính trị của Ukraine, nhận định trên Facebook mới đây: Trong bất cứ trường hợp nào, “Ukraine cũng không nên dựa vào sự ủng hộ của Mỹ trong các cuộc đàm phán”. Đây là một sự thay đổi lớn trong quan hệ Mỹ - Ukraine.

Trong khi đó, Alyona Getmanchuk - người đứng đầu Trung tâm Tân châu Âu (một cơ sở nghiên cứu có trụ sở tại Kiev), người đă được ông Zelensky chọn làm Đại sứ kế tiếp của Ukraine tại NATO cho hay, việc thích ứng với t́nh h́nh mới là điều khó khăn đối với người Ukraine. Trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bà nói: “Chúng tôi đă từ lâu quen với việc được Mỹ sát cánh ủng hộ. Chúng tôi vẫn hoàn toàn cần đến họ bên chúng tôi”.

Phương án tiếp tục trông cậy vào Mỹ
Thực ra, ngay sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, Ukraine đă thử cách tiếp cận phù hợp với đầu óc kinh doanh của Tổng thống Trump. Ukraine đă đề xuất thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận khoáng sản quan trọng của ḿnh (các loại đất hiếm cần cho sản xuất thiết bị công nghệ cao) để đổi lấy việc Washington duy tŕ viện trợ cho Kiev.

Tuy nhiên, ông Trump bất ngờ đ̣i hỏi một thỏa thuận tài nguyên thiên nhiên trị giá tới 500 tỷ USD (bao gồm khoáng sản và dầu khí) mà không cam kết trao cho Ukraine sự bảo đảm nào về an ninh. Theo ông Trump, 500 tỷ USD này là để trả ơn cho Mỹ v́ đă chi nhiều tiền viện trợ cho Ukraine trong 3 năm xung đột vừa qua. Trong khi đó, giá trị viện trợ của Mỹ cho Ukraine cho tới nay chỉ khoảng 120 tỷ USD.

Thấy thiệt tḥi quá nhiều trong giao dịch này, giới chức Ukraine đă làm việc với giới chức Mỹ để sửa đổi thỏa thuận dự kiến theo hướng có những điều khoản có lợi hơn cho Ukraine.

Hiện chưa rơ thỏa thuận mới sửa đổi có giúp hàn gắn quan hệ giữa Kiev và Washington hay không. Tuy nhiên, việc nhượng cho Mỹ doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine có thể khiến nước này ngập trong nợ nần trong tương lai.

Giới chuyên gia cho rằng Ukraine vẫn có thể gây sức ép trở lại Mỹ bằng cách khai thác tính cách bốc đồng của Tổng thống Trump. Nhà lănh đạo Mỹ đă hứa hẹn sẽ kết thúc nhanh chóng xung đột Ukraine mà mục tiêu này khó hiện thực hóa ngay lập tức nếu thiếu sự đồng thuận từ phía Ukraine - một trong hai bên tham chiến.

Bà Getmanchuk nh́n nhận, nếu Kiev không hợp tác trong nỗ lực đạt thỏa thuận ḥa b́nh, ông Trump sẽ không thể trở thành người kiến tạo ḥa b́nh vĩ đại như ông vẫn tự nhận và rơi vào t́nh cảnh hứa suông. “Ông ấy cần đến ông Zelensky để hoàn thành sứ mệnh duy tŕ ḥa b́nh”.

Giới chuyên gia cho rằng suy cho cùng, Ukraine vẫn có thể quyết định chiến tiếp hay ḥa. Vấn đề chỉ là ở chỗ, Kiev sẽ duy tŕ cuộc kháng cự đó trong bao lâu sau khi Mỹ cắt hết viện trợ cho họ.

Chính phủ Ukraine cho hay, họ đủ tiền, vũ khí và đạn dược để duy tŕ cuộc chiến chống lại quân Nga trong suốt nửa đầu của năm 2025 này. Tuy nhiên, quân đội Ukraine vẫn mắc phải những vấn đề về cơ cấu nội tại, khiến năng lực pḥng thủ của họ bị suy giảm, ví dụ t́nh trạng thiếu binh lính trên tiền tuyến, t́nh trạng kiệt sức của quân nhân sau thời gian dài chiến đấu, cũng như những yếu kém về phối hợp giữa các lữ đoàn. Nga đă thường xuyên khai thác các điểm yếu này của quân đội Ukraine.

Phương án xoay trục sang EU kết hợp với phát huy nội lực
Giới phân tích quân sự cho rằng dù khó khăn, Ukraine vẫn sở hữu một số nhân tố có lợi. Chẳng hạn, Ukraine đă tăng đáng kể năng lực sản xuất vũ khí nội địa, chế tạo được gần như tất cả các UAV tấn công mà họ triển khai trên chiến trường. UAV là phương tiện chính của Ukraine để tấn công binh sĩ Nga vào giai đoạn hiện nay.

Theo Solomiia Bobrovska - thành viên ủy ban quốc pḥng và t́nh báo của Quốc hội Ukraine, hiện nay ngành công nghiệp quốc pḥng Ukraine tự lo được khoảng 40% nhu cầu của nước này về vũ khí.

Tuy nhiên, phương án triển vọng nhất cho Ukraine có lẽ là việc xoay trục sang Liên minh châu Âu (EU).

Tuần qua, Tổng thống Zelensky tuyên bố đă khởi động đàm thoại với các đối tác châu Âu để kêu gọi họ cấp tiền cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine trong t́nh huống Mỹ quyết định dừng toàn bộ hỗ trợ cho Ukraine. Chỉ trong vài ngày qua, ông đă điện đàm hoặc gặp trực tiếp với hàng chục nhà lănh đạo châu Âu trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh lớn tổ chức ở Kiev vào ngày 24/2.

Vài nước châu Âu đă bắt đầu cấp tài chính cho công nghiệp quốc pḥng Ukraine. EU đang tranh luận về kế hoạch gửi cho Ukraine một gói viện trợ mới có tổng giá trị lên tới khoảng 21 tỷ USD.

Pháp và Anh cũng đi đầu trong các thảo luận về triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của châu Âu tại Ukraine. Sau Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Anh Starmer dự kiến thúc đẩy đề xuất này trong chuyến thăm Washington sắp tới.

Nhưng ngay cả khi đó, ông Starmer vẫn thừa nhận việc triển khai quân châu Âu là bất khả thi nếu thiếu “sự hậu thuẫn của Mỹ” để răn đe Nga, đặc biệt là dưới h́nh thức yểm trợ đường không. C̣n nhiều người Ukraine th́ vẫn nhớ rằng châu Âu đă không giữ được lời hứa cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào tháng 3/2024.

Trong lúc t́nh h́nh bi đát như vậy, một bộ phận quan chức Ukraine vẫn hy vọng vào khả năng nhỏ nhoi là ông Trump bất ngờ thay đổi, chuyển sang ủng hộ mạnh cho Ukraine nếu đàm phán với Nga đ́nh trệ.

VietBF@sưu tập