troopy
03-09-2025, 11:35
Người bệnh thận hư, thận yếu nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đạm, béo tiêu thụ, nên ăn nhạt, ưu tiên phương pháp chế biến hấp, luộc, hạn chế chiên, xào.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lâm Nguyễn Thùy An (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng bởi phù to, tiến triển nhanh kèm theo tràn dịch các khoang thanh mạc, protein niệu nhiều, protein máu giảm, albumin máu giảm và cholesterol máu tăng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư bao gồm phù nề, sưng tấy nghiêm trọng, đặc biệt là xung quanh mắt, ở mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra sẽ có một số điểm đặc trưng như nước tiểu có bọt do dư thừa protein trong nước tiểu của người bệnh, tăng cân do giữ nước, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
"Ở người lớn, khoảng 80% viêm cầu thận không biết rơ nguyên nhân, c̣n lại là kết hợp với bệnh hệ thống hay bệnh lupus ban đỏ, tiểu đường và thận dạng bột. Bên cạnh việc điều trị thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng giúp kiểm soát và cải thiện triệu chứng", bác sĩ Thùy An chia sẻ.
Chất đạm (protein)
Đối với người bệnh chưa có suy thận (nồng độ ure, creatine máu trong giới hạn b́nh thường) cần bổ sung đủ lượng đạm để bù đắp lượng mất qua nước tiểu, nhưng không nên ăn quá nhiều để tránh xơ hóa cầu thận. Lượng đạm trung b́nh một ngày được tính bằng 1 g/kg trọng lượng/ngày kèm với lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ.
Trong đó, 2/3 là đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa), 1/3 là đạm thực vật (giá đỗ, đậu nành, đậu lăng, súp lơ xanh, các loại hạt).
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2499726&stc=1&d=1741520070
Khẩu phần đạm gồm 2/3 là đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa), 1/3 là đạm thực vật
ẢNH: LÊ CẦM
Năng lượng
Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcal/kg trọng lượng/ngày.
Chất béo
Nên tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol (óc, ḷng, phủ tạng động vật, bơ, mỡ, ḷng đỏ trứng), sử dụng khoảng 20-25 g/ngày. Nên dùng dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng). Ưu tiên phương pháp chế biến hấp, luộc. Hạn chế chiên, xào.
Vitamin, nước, muối khoáng
Lượng nước tiêu thụ vào cơ thể hằng ngày sẽ bằng lượng nước thải ra + 500 ml. Ngoài ra, nên ăn nhạt, giảm muối (1-2 g muối/ngày). Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (rau xanh, quả chín màu đỏ và vàng như đu đủ, cà rốt, xoài, cam, giá đỗ). Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng th́ phải hạn chế rau quả.
Những thực phẩm nên dùng và không nên dùng
Theo bác sĩ An, các thực phẩm thuộc nhóm đường bột nên dùng như gạo, ḿ, khoai sắn, nhóm chất béo gồm dầu thực vật, nhóm chất đạm có thịt nạc, cá nạc, ḷng trắng trứng, sữa, đậu đỗ, sữa bột tách bơ. Đối với rau quả, có thể ăn được tất cả các loại rau quả, trừ trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng th́ hạn chế.
Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế ở nhóm chất béo là hạn chế mỡ động vật. Đối với nhóm chất đạm, không dùng phủ tạng động vật. Nếu không tiểu được, tiểu ít và có kali máu tăng, không nên ăn quả có hàm lượng kali cao (cam, chanh, chuối, dứa, mận, bơ). Kiêng ăn những loại thực phẩm muối chua, đóng hộp, những loại mứt hoa quả sấy khô, rượu bia, chất kích thích.
Hàm lượng thực phẩm gợi ư nên dùng trong một ngày như gạo tẻ: 250-300 g; thịt nạc hoặc cá nạc 200 g, hoặc thay thế bằng 300 g đậu phụ; dầu ăn 10-15 g; rau 300-400 g, hoa quả 200-300 g; muối ăn 2-4 g, sữa bột tách bơ 25-50 g, đường: 10 g.
Bác sĩ An lưu ư, người bệnh nên ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù; khi hết phù có thể ăn 2 th́a cà phê nước mắm mỗi ngày. Không chỉ đối với người bệnh có hội chứng thận hư mà hầu hết các trường hợp đều cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lư. Người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để các chuyên gia có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cho t́nh trạng bệnh, từ đó giúp nâng cao sức khỏe, đảm bảo quá tŕnh điều trị bệnh an toàn và hồi phục được nhanh chóng hơn.
VietBF@sưu tập
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lâm Nguyễn Thùy An (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng bởi phù to, tiến triển nhanh kèm theo tràn dịch các khoang thanh mạc, protein niệu nhiều, protein máu giảm, albumin máu giảm và cholesterol máu tăng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư bao gồm phù nề, sưng tấy nghiêm trọng, đặc biệt là xung quanh mắt, ở mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra sẽ có một số điểm đặc trưng như nước tiểu có bọt do dư thừa protein trong nước tiểu của người bệnh, tăng cân do giữ nước, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
"Ở người lớn, khoảng 80% viêm cầu thận không biết rơ nguyên nhân, c̣n lại là kết hợp với bệnh hệ thống hay bệnh lupus ban đỏ, tiểu đường và thận dạng bột. Bên cạnh việc điều trị thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng giúp kiểm soát và cải thiện triệu chứng", bác sĩ Thùy An chia sẻ.
Chất đạm (protein)
Đối với người bệnh chưa có suy thận (nồng độ ure, creatine máu trong giới hạn b́nh thường) cần bổ sung đủ lượng đạm để bù đắp lượng mất qua nước tiểu, nhưng không nên ăn quá nhiều để tránh xơ hóa cầu thận. Lượng đạm trung b́nh một ngày được tính bằng 1 g/kg trọng lượng/ngày kèm với lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ.
Trong đó, 2/3 là đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa), 1/3 là đạm thực vật (giá đỗ, đậu nành, đậu lăng, súp lơ xanh, các loại hạt).
https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2499726&stc=1&d=1741520070
Khẩu phần đạm gồm 2/3 là đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa), 1/3 là đạm thực vật
ẢNH: LÊ CẦM
Năng lượng
Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcal/kg trọng lượng/ngày.
Chất béo
Nên tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol (óc, ḷng, phủ tạng động vật, bơ, mỡ, ḷng đỏ trứng), sử dụng khoảng 20-25 g/ngày. Nên dùng dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng). Ưu tiên phương pháp chế biến hấp, luộc. Hạn chế chiên, xào.
Vitamin, nước, muối khoáng
Lượng nước tiêu thụ vào cơ thể hằng ngày sẽ bằng lượng nước thải ra + 500 ml. Ngoài ra, nên ăn nhạt, giảm muối (1-2 g muối/ngày). Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (rau xanh, quả chín màu đỏ và vàng như đu đủ, cà rốt, xoài, cam, giá đỗ). Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng th́ phải hạn chế rau quả.
Những thực phẩm nên dùng và không nên dùng
Theo bác sĩ An, các thực phẩm thuộc nhóm đường bột nên dùng như gạo, ḿ, khoai sắn, nhóm chất béo gồm dầu thực vật, nhóm chất đạm có thịt nạc, cá nạc, ḷng trắng trứng, sữa, đậu đỗ, sữa bột tách bơ. Đối với rau quả, có thể ăn được tất cả các loại rau quả, trừ trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng th́ hạn chế.
Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế ở nhóm chất béo là hạn chế mỡ động vật. Đối với nhóm chất đạm, không dùng phủ tạng động vật. Nếu không tiểu được, tiểu ít và có kali máu tăng, không nên ăn quả có hàm lượng kali cao (cam, chanh, chuối, dứa, mận, bơ). Kiêng ăn những loại thực phẩm muối chua, đóng hộp, những loại mứt hoa quả sấy khô, rượu bia, chất kích thích.
Hàm lượng thực phẩm gợi ư nên dùng trong một ngày như gạo tẻ: 250-300 g; thịt nạc hoặc cá nạc 200 g, hoặc thay thế bằng 300 g đậu phụ; dầu ăn 10-15 g; rau 300-400 g, hoa quả 200-300 g; muối ăn 2-4 g, sữa bột tách bơ 25-50 g, đường: 10 g.
Bác sĩ An lưu ư, người bệnh nên ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù; khi hết phù có thể ăn 2 th́a cà phê nước mắm mỗi ngày. Không chỉ đối với người bệnh có hội chứng thận hư mà hầu hết các trường hợp đều cần có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lư. Người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để các chuyên gia có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cho t́nh trạng bệnh, từ đó giúp nâng cao sức khỏe, đảm bảo quá tŕnh điều trị bệnh an toàn và hồi phục được nhanh chóng hơn.
VietBF@sưu tập