Log in

View Full Version : Khủng hoảng nội bộ EU: Pháp - Đức mâu thuẫn về chính sách mua sắm vũ khí


sunshine1104
03-09-2025, 13:09
Một khoản tài trợ trị giá 150 tỉ euro dành cho ngành công nghiệp quốc pḥng Liên minh châu Âu (EU) đă trở thành tâm điểm tranh căi giữa Pháp và Đức.

Theo Financial Times, trong khi Berlin đề xuất mở rộng cơ hội cho các quốc gia không thuộc EU tham gia vào sáng kiến này, Paris lại kiên quyết giữ vững lập trường rằng các khoản chi tiêu phải ưu tiên cho sản xuất trong khối.

https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2499758&stc=1&d=1741525746
Mâu thuẫn giữa Pháp và Đức về quỹ quốc pḥng EU có thể làm chậm tiến độ, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến chiến lược an ninh châu Âu - Ảnh: FT

Bất đồng về chính sách quốc pḥng

Làn sóng tái vũ trang của châu Âu đă tăng tốc đáng kể sau những lo ngại về cam kết pḥng thủ của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Việc Mỹ có thể giảm bớt vai tṛ bảo vệ châu Âu khiến các nước EU phải xem xét lại chiến lược quân sự của ḿnh. Với sự đồng thuận chung về việc tăng cường năng lực pḥng thủ nội khối, câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu số tiền khổng lồ này có thể được sử dụng để mua vũ khí từ các đối tác ngoài EU hay không.

Ủy ban châu Âu (EC) gần đây đă đề xuất một kế hoạch cho phép các nước thành viên vay tới 150 tỉ euro nhằm thúc đẩy sản xuất quân sự. Tuy nhiên, tranh luận nổ ra khi Đức nhấn mạnh rằng các khoản vay này nên được mở cửa cho các đối tác không thuộc EU như Anh, Na Uy, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz lập luận rằng việc hợp tác với các nước này là cần thiết để đảm bảo sức mạnh quân sự và khả năng pḥng thủ chung.

Ngược lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản đối mạnh mẽ, khẳng định rằng ngân sách này phải dành riêng cho các nhà sản xuất trong EU. Ông nhấn mạnh rằng châu Âu cần phải độc lập hơn trong lĩnh vực quốc pḥng thay v́ tiếp tục phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Theo ông Macron, quỹ này nên được sử dụng để phát triển năng lực sản xuất của các công ty châu Âu, từ đó tăng cường tự chủ chiến lược của EU.

Lo ngại từ Brussels

Sự khác biệt trong quan điểm giữa Pháp và Đức không chỉ gây chia rẽ hai nền kinh tế hàng đầu của châu Âu mà c̣n khiến các quan chức EU lo lắng về tương lai của quỹ quốc pḥng này. Tranh căi tương tự đă từng làm tŕ hoăn chương tŕnh Công nghiệp quốc pḥng châu Âu (EDIP) trị giá 1,5 tỉ euro. Chương tŕnh này đă gặp nhiều trở ngại do yêu cầu từ phía Paris về việc giới hạn tỷ lệ chi tiêu cho các công ty ngoài EU.

Các nhà ngoại giao tại Brussels đang cố gắng t́m kiếm một giải pháp dung ḥa, nhằm đảm bảo rằng kế hoạch 150 tỉ euro không bị đ́nh trệ. Hiện tại, các quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu đang làm việc chặt chẽ với Paris, Berlin và các nước thành viên khác để đạt được sự đồng thuận trước thời hạn chót.

Một quan chức EU giấu tên chia sẻ: "Chúng tôi chỉ mới thảo luận về đề xuất này trong ṿng một tuần, nhưng mọi thứ phải được hoàn tất trong chưa đầy hai tuần nữa. Sẽ có những thỏa hiệp cần được thực hiện".

Dự kiến, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch chi tiết trong 10 ngày tới, với mục tiêu cung cấp tài chính cho bảy lĩnh vực quan trọng, bao gồm pḥng không, tên lửa, pháo binh và máy bay không người lái. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng chương tŕnh này không chỉ giúp các quốc gia thành viên củng cố năng lực quân sự mà c̣n đảm bảo nguồn cung thiết bị ngay lập tức cho Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến với Nga vẫn tiếp diễn.

Ba Lan, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, có trách nhiệm lănh đạo các cuộc đàm phán và thúc đẩy đạt được thỏa thuận nhanh chóng. Mặc dù kế hoạch này có thể được thông qua với sự ủng hộ của đa số 27 quốc gia thành viên, nhưng việc có được sự chấp thuận của Pháp vẫn đóng vai tṛ quan trọng, ngay cả khi Paris có thể bị bỏ phiếu chống.

Một nhà ngoại giao EU nhận định: "Chúng ta cần hành động nhanh chóng thay v́ đợi một giải pháp hoàn hảo. Nếu việc thông qua gói 1,5 tỉ euro trước đây đă gặp khó khăn v́ sự phản đối của Pháp, vậy th́ làm sao chúng ta có thể thực hiện kế hoạch 150 tỉ euro này?".

Tác động đối với EU

Mâu thuẫn giữa Pháp và Đức có nguy cơ làm chậm tiến độ triển khai quỹ quốc pḥng EU, đồng thời làm gia tăng căng thẳng nội bộ trong khối. Trong khi Pháp kiên định với chiến lược tự chủ quốc pḥng châu Âu, Đức lại chủ trương mở rộng hợp tác với các đối tác ngoài EU, đặc biệt là Anh, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự khác biệt này không chỉ phản ánh quan điểm đối lập giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu mà c̣n đặt ra thách thức lớn cho nỗ lực thống nhất chiến lược quốc pḥng chung.

Nếu không đạt được sự đồng thuận, EU có thể đối mặt với nguy cơ tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ và NATO, điều mà nhiều nước thành viên mong muốn hạn chế trong bối cảnh địa chính trị biến động. Sau xung đột Nga - Ukraine, nhu cầu củng cố năng lực pḥng thủ của châu Âu ngày càng cấp thiết, nhưng cách thức triển khai vẫn c̣n nhiều tranh căi.

Dù chung mục tiêu tăng cường sức mạnh quân sự, Pháp và Đức vẫn chưa thống nhất về cách thức phân bổ quỹ quốc pḥng mới. Tranh căi giữa hai quốc gia này không chỉ phản ánh sự khác biệt trong chính sách quốc pḥng mà c̣n cho thấy những rào cản trong quá tŕnh định h́nh chiến lược chung của EU.

Trong thời gian tới, các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục nhằm t́m ra một giải pháp cân bằng giữa tự chủ chiến lược và hợp tác quốc tế. Đây là thời điểm quan trọng đối với EU, khi những quyết định được đưa ra sẽ ảnh hưởng đến vị thế của châu Âu trong hệ thống an ninh toàn cầu.