sunshine1104
03-15-2025, 04:09
Ngoại trưởng Rubio thông báo trục xuất đại sứ Nam Phi Ebrahim Rasool, cáo buộc ông là người "ghét Tổng thống Mỹ".
"Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Ebrahim Rasool không c̣n được chào đón ở đất nước vĩ đại của chúng ta nữa. Ông ấy là chính trị gia kích động vấn đề chủng tộc, ghét nước Mỹ và ghét Tổng thống Mỹ", Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio thông báo hôm 14/3, nhấn mạnh "không c̣n ǵ để thảo luận với ông ấy".
Ông Rubio đề cập tới bài viết trên Breitbart, trang tin cánh hữu mang tư tưởng bảo thủ của Mỹ, trong đó dẫn lời đại sứ Rasool nói rằng ông Trump "thể hiện tư duy thượng đẳng" khi tranh cử năm 2024.
Trang tin Semafor của Mỹ hồi đầu tuần nói rằng đại sứ Rasool không được gặp các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, điều vốn được coi là thường kỳ, cũng như những thành viên cấp cao đảng Cộng ḥa từ khi ông Trump nhậm chức.
Giới chức Nam Phi chưa b́nh luận về thông tin.
https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2502009&stc=1&d=1742011733
Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Ebrahim Rasool. Ảnh: ANA
Quyết định trục xuất đại sứ Nam Phi, động thái rất hiếm hoi của Mỹ, cho thấy căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng.
Nam Phi hồi tháng 12/2023 đệ đơn kiện lên Ṭa án Công lư Quốc tế, cáo buộc Israel, đồng minh thân cận của Mỹ, có những hành động "diệt chủng" tại Dải Gaza. Nam Phi sau đó liên tục chỉ trích Israel coi thường luật pháp quốc tế, nhưng Tel Aviv bác bỏ các cáo buộc.
Quan hệ tăng nhiệt liên quan đến đạo luật do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kư hồi tháng 1, trong đó quy định có thể thu hồi đất mà không cần bồi thường trong một số trường hợp nhằm phục vụ lợi ích công.
Đạo luật này được ban hành nhằm giải quyết t́nh trạng bất b́nh đẳng về quyền sở hữu đất, trong đó cộng đồng người da trắng thiểu số vẫn kiểm soát phần lớn đất nông nghiệp ở Nam Phi, dù chế độ phân biệt chủng tộc apartheid đă kết thúc cách đây hơn 30 năm.
Ông Trump, người có cố vấn thân cận là tỷ phú Elon Musk sinh ra tại Nam Phi, hồi tháng 2 nói đạo luật trên cho phép chính quyền Tổng thống Ramaphosa "tịch thu đất nông nghiệp của người Afrikaner mà không cần bồi thường". Người Afrikaner là hậu duệ da trắng của những người Hà Lan và Pháp đến Nam Phi vào những năm 1650.
Ông chủ Nhà Trắng tuần trước tiếp tục khiến căng thẳng leo thang khi tuyên bố nông dân Nam Phi được chào đón ở Mỹ và sẽ có lộ tŕnh nhanh chóng để nhập tịch vào Mỹ.
Trong sự kiện ở hội nghị G20 tháng trước, ông Ramaphosa nói đă có cuộc gọi "tốt đẹp" với Tổng thống Trump ngay sau khi ông nhậm chức, nhưng mối quan hệ hai bên sau đó "có vẻ hơi chệch hướng".
"Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Ebrahim Rasool không c̣n được chào đón ở đất nước vĩ đại của chúng ta nữa. Ông ấy là chính trị gia kích động vấn đề chủng tộc, ghét nước Mỹ và ghét Tổng thống Mỹ", Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio thông báo hôm 14/3, nhấn mạnh "không c̣n ǵ để thảo luận với ông ấy".
Ông Rubio đề cập tới bài viết trên Breitbart, trang tin cánh hữu mang tư tưởng bảo thủ của Mỹ, trong đó dẫn lời đại sứ Rasool nói rằng ông Trump "thể hiện tư duy thượng đẳng" khi tranh cử năm 2024.
Trang tin Semafor của Mỹ hồi đầu tuần nói rằng đại sứ Rasool không được gặp các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, điều vốn được coi là thường kỳ, cũng như những thành viên cấp cao đảng Cộng ḥa từ khi ông Trump nhậm chức.
Giới chức Nam Phi chưa b́nh luận về thông tin.
https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2502009&stc=1&d=1742011733
Đại sứ Nam Phi tại Mỹ Ebrahim Rasool. Ảnh: ANA
Quyết định trục xuất đại sứ Nam Phi, động thái rất hiếm hoi của Mỹ, cho thấy căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng.
Nam Phi hồi tháng 12/2023 đệ đơn kiện lên Ṭa án Công lư Quốc tế, cáo buộc Israel, đồng minh thân cận của Mỹ, có những hành động "diệt chủng" tại Dải Gaza. Nam Phi sau đó liên tục chỉ trích Israel coi thường luật pháp quốc tế, nhưng Tel Aviv bác bỏ các cáo buộc.
Quan hệ tăng nhiệt liên quan đến đạo luật do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa kư hồi tháng 1, trong đó quy định có thể thu hồi đất mà không cần bồi thường trong một số trường hợp nhằm phục vụ lợi ích công.
Đạo luật này được ban hành nhằm giải quyết t́nh trạng bất b́nh đẳng về quyền sở hữu đất, trong đó cộng đồng người da trắng thiểu số vẫn kiểm soát phần lớn đất nông nghiệp ở Nam Phi, dù chế độ phân biệt chủng tộc apartheid đă kết thúc cách đây hơn 30 năm.
Ông Trump, người có cố vấn thân cận là tỷ phú Elon Musk sinh ra tại Nam Phi, hồi tháng 2 nói đạo luật trên cho phép chính quyền Tổng thống Ramaphosa "tịch thu đất nông nghiệp của người Afrikaner mà không cần bồi thường". Người Afrikaner là hậu duệ da trắng của những người Hà Lan và Pháp đến Nam Phi vào những năm 1650.
Ông chủ Nhà Trắng tuần trước tiếp tục khiến căng thẳng leo thang khi tuyên bố nông dân Nam Phi được chào đón ở Mỹ và sẽ có lộ tŕnh nhanh chóng để nhập tịch vào Mỹ.
Trong sự kiện ở hội nghị G20 tháng trước, ông Ramaphosa nói đă có cuộc gọi "tốt đẹp" với Tổng thống Trump ngay sau khi ông nhậm chức, nhưng mối quan hệ hai bên sau đó "có vẻ hơi chệch hướng".