Log in

View Full Version : Vũ khí giá rẻ "hồi sinh" sức mạnh không quân Nga và "tam giác tấn công" mà Ukraine không thể cản phá


Cupcake01
03-17-2025, 03:01
“Tam giác tấn công” của Nga là mối đe dọa mà Ukraine không thể cản phá.

"Tam giác tấn công" mà Ukraine không thể cản phá

Khi cuộc xung đột Ukraine bước sang năm thứ tư, Nga dường như đă t́m ra một công thức chiến thắng để làm suy yếu quân đội Ukraine, nhà b́nh luận quân sự Michael Peck nhận định trong bài viết đăng trên Business Insider.

“Tam giác tấn công”, theo cách gọi của các nhà phân tích quân sự Anh, là mối đe dọa mà Ukraine không thể cản phá, bao gồm bộ binh, máy bay không người lái và bom lượn. Cho đến nay, những chiến thuật này của Nga chưa tạo ra đột phá quyết định trên chiến trường, nhưng đă mang lại những bước tiến nhỏ và ổn định.

Điều mà quân Nga thực sự đạt được là bào ṃn sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Ukraine bằng cách đẩy họ vào thế khó chống đỡ. T́nh h́nh càng tệ hơn khi chính quyền Mỹ tạm ngừng viện trợ vũ khí và chia sẻ thông tin t́nh báo.

Chiến lược này có ba thành phần chính:

“Thứ nhất, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga (AFRF) tiếp tục gh́m chặt lực lượng trên bộ của Ukraine dọc theo tuyến giao tranh bằng bộ binh và lực lượng cơ giới”, viện nghiên cứu Royal United Services Institute (RUSI) của Anh nêu rơ trong 1 nghiên cứu, "Tuyến pḥng thủ của Ukraine kéo dài khoảng 600 dặm, tạo điều kiện cho ưu thế về số lượng của Nga".

"Thứ hai, họ cản trở tính cơ động và gây tiêu hao lực lượng bằng cách sử dụng máy bay không người lái góc nh́n thứ nhất (FPV), máy bay không người lái Lancet, pháo binh bắn đạn nổ mạnh và ḿn phân tán".

"Thứ ba, AFRF đă gia tăng việc sử dụng bom lượn gắn UMPK nhằm vào các lực lượng Ukraine đang giữ vị trí pḥng thủ”, RUSI cho biết.

Chiến lược này khiến lực lượng vũ trang Ukraine rơi vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan: họ nên cố thủ trong các công sự kiên cố để giảm thiệt hại từ máy bay không người lái FPV và pháo binh, hay di chuyển liên tục để tránh các cuộc không kích bằng bom lượn – loại vũ khí có thể phá hủy hoàn toàn cả những công sự vững chắc nhất?
"Át chủ bài" của Nga xuất hiện

Theo ông Peck, điều thực sự mới mẻ trong "công thức" này là sự hiện diện của lực lượng không quân Nga như một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến.

Mặc dù ban đầu Moscow hy vọng sức mạnh không quân sẽ mang tính quyết định trong chiến dịch trên bộ, nhưng sức mạnh không quân chiến trường của Nga phần lớn bị vô hiệu hóa bởi tên lửa pḥng không của Ukraine. Máy bay Nga có vẻ được đặt khá xa tiền tuyến, ở nơi an toàn, ngoài tầm bắn của hệ thống pḥng không Ukraine.

Yếu tố then chốt giúp sức mạnh không quân Nga "hồi sinh" là một loại vũ khí có công nghệ khá đơn giản: bom lượn.

Bom lượn thực chất là những quả bom sắt kiểu cũ được gắn thêm cánh và hệ thống dẫn đường GPS thông qua bộ dẫn đường UMPK, biến chúng thành bom thông minh giá rẻ.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2502790&stc=1&d=1742180478
Tiêm kích ném bom Su-34 của Nga thả bom lượn FAB 3000. Ảnh: BQP Nga

Nga bắt đầu thả bom lượn vào năm 2023, và chúng nhanh chóng khiến giới quan sát phương Tây bất ngờ v́ sức mạnh của ḿnh.

“Ban đầu, loại vũ khí này được coi là nguy hiểm nhưng không mang tính bước ngoặt, thậm chí c̣n bị xem là dấu hiệu cho sự tuyệt vọng từ phía Nga. Tuy nhiên, khả năng sản xuất hàng loạt của chúng nhanh chóng trở thành một lợi thế quan trọng”, RUSI đánh giá.

Không quân Nga có thể thả bom lượn dọc theo tiền tuyến mà máy bay mang bom vẫn giữ khoảng cách an toàn từ 30 đến 90 km, tùy thuộc vào kích thước và khả năng lượn của bom.

Dù bom lượn của Nga kém chính xác hơn so với vũ khí tương tự của phương Tây, chúng lại vượt trội về sức công phá. Bom tấn công trực tiếp phối hợp JDAM của Mỹ có trọng lượng từ 230-910 kg, trong khi bom FAB-1500 của Nga nặng khoảng 1,5 tấn và FAB-3000 lên tới hơn 3 tấn.

Những quả bom này có sức công phá khủng khiếp. Ngay cả khi không đánh trúng mục tiêu trực tiếp, chúng vẫn có thể phá hủy chiến hào và hầm trú ẩn của đối phương.

“Điều này đă kéo theo nhiều hệ lụy cho các lực lượng Ukraine, buộc họ phải tránh bị phát hiện, phân tán hoặc trú ẩn dưới ḷng đất, cũng như phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống không người lái hoặc tự động để tấn công đối thủ từ xa”, RUSI nhận định.

Tuy nhiên, “tam giác tấn công” của Nga không phải là giải pháp vạn năng.

“Phương án pḥng thủ theo chiều sâu và chiến thuật gây tiêu hao từ xa của Ukraine đă khiến Nga phải trả giá đắt để đạt được những tiến triển. Điều này hạn chế khả năng duy tŕ nhịp độ tấn công của Nga cũng như khai thác các lỗ hổng trong pḥng tuyến Ukraine. Mặc dù Nga đă t́m ra công thức hiệu quả để gây thiệt hại lớn cho Ukraine, họ vẫn chưa có cách nào xuyên thủng pḥng tuyến đối phương mà không chịu tổn thất nặng nề về trang bị và nhân lực”, RUSI nhấn mạnh.

Vậy, NATO liệu có cần lo ngại về "tam giác tấn công" này không? Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng NATO nên học hỏi chiến dịch không kích của Nga và tích trữ một lượng lớn bom lượn giá rẻ.

VietBF@ Sưu tập