PDA

View Full Version : V́ sao châu Âu cần 'ô hạt nhân' của Pháp?


Romano
03-21-2025, 09:13
Đề xuất mở rộng "ô hạt nhân" của Pháp đang thu hút sự quan tâm của các đồng minh châu Âu.
Tổng thống Emmanuel Macron gần đây kêu gọi một cuộc thảo luận chiến lược về khả năng mở rộng "ô hạt nhân" của Pháp nhằm bảo vệ các đồng minh châu Âu trong trường hợp Mỹ giảm sự hiện diện tại khu vực. Mặc dù không ai mong muốn Mỹ rút khỏi vai tṛ bảo đảm an ninh hạt nhân, nhưng mối lo ngại về khả năng này đang ngày càng gia tăng, khiến nhiều quốc gia châu Âu cân nhắc phương án dự pḥng.

"Trước đây, chưa từng có quốc gia châu Âu nào đặt vấn đề này lên bàn thảo luận, bởi không ai muốn đặt dấu hỏi về cam kết hỗ trợ của Mỹ. Việc bàn thảo hiện nay sẽ đưa chúng ta vào một t́nh huống hoàn toàn mới, và chắc chắn không hề dễ dàng", ông Hubert Védrine, cựu Ngoại trưởng Pháp, nhận định.

Giấc mơ "châu Âu hoá" vũ khí hạt nhân

Sau hơn 75 năm tồn tại, NATO đang đối diện với thách thức từ xu hướng biệt lập của Mỹ. Những tuyên bố gần đây của cựu Tổng thống Donald Trump về việc giảm dần sự hiện diện quân sự tại châu Âu đă làm dấy lên tranh luận về khả năng tự chủ pḥng thủ của Liên minh châu Âu (EU).

Hiện tại, Mỹ vẫn duy tŕ khoảng 100.000 binh sĩ và 100 vũ khí hạt nhân chiến thuật tại năm quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, nếu số lượng này giảm, ư tưởng về việc "châu Âu hoá" kho vũ khí hạt nhân của Pháp và Anh - vốn từng bị bỏ qua - có thể được khôi phục.Tuy nhiên, một thách thức lớn đặt ra là việc EU phát triển vũ khí hạt nhân có thể làm suy yếu Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nếu Đức hay Ba Lan tiếp cận công nghệ hạt nhân, họ sẽ đối mặt với nguy cơ vi phạm Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) năm 2017. V́ vậy, kế hoạch "hạt nhân hóa" châu Âu vẫn đang là một bài toán nan giải.

Mặt khác, việc phát triển một chiến lược hạt nhân chung của châu Âu cũng đặt ra câu hỏi về chi phí tài chính. Năng lực hạt nhân không chỉ đ̣i hỏi chi phí duy tŕ cao mà c̣n cần một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phức tạp, điều mà EU hiện chưa có cơ chế thống nhất.

Pháp có đủ khả năng bảo vệ châu Âu?

Ư tưởng mở rộng "ô hạt nhân" của Pháp càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh vai tṛ bảo đảm an ninh của Mỹ tại châu Âu trở nên thiếu chắc chắn.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đă lên tiếng ủng hộ đề xuất từ Paris. Ngay cả các quốc gia vốn có quan điểm phản đối vũ khí hạt nhân như Thụy Điển và Đan Mạch cũng đang xem xét lại lập trường của ḿnh.

Dẫu vậy, vấn đề cốt lơi vẫn là ai sẽ có quyền quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Macron khẳng định: "Quyền quyết định thuộc về Tổng thống Pháp". Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia châu Âu có sẵn sàng trao quyền kiểm soát một vấn đề an ninh quan trọng như vậy vào tay một quốc gia duy nhất hay không?Bên cạnh đó, mặc dù Pháp sở hữu khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, con số này vẫn quá nhỏ so với hơn 5.000 đầu đạn của Mỹ. Ngoài ra, Pháp chủ yếu dựa vào vũ khí hạt nhân chiến lược, trong khi NATO hiện tại cũng duy tŕ nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể triển khai nhanh chóng.

Một lựa chọn khả dĩ là Pháp có thể phối hợp chặt chẽ hơn với NATO bằng cách tham gia vào Nhóm Lập kế hoạch Hạt nhân (NPG) - nơi quyết định chiến lược sử dụng vũ khí hạt nhân trong liên minh. Điều này có thể giúp gắn kết chiến lược của Pháp với phần c̣n lại của châu Âu và gửi đi thông điệp rơ ràng về sự thống nhất trong khả năng răn đe hạt nhân.

Tuy nhiên, quyết định này có thể đảo ngược chính sách độc lập hạt nhân mà Pháp đă duy tŕ từ thời Tổng thống Charles de Gaulle. Khi đó, liệu Paris có sẵn sàng từ bỏ phần nào quyền kiểm soát năng lực hạt nhân của ḿnh để đạt được một sự bảo đảm an ninh chung cho châu Âu?

“Ô hạt nhân” của Mỹ là không thể thay thế?

Một quan chức giấu tên cho hay, nếu kết hợp lại với nhau khả năng hạt nhân của Anh và Pháp ít nhất sẽ khiến Nga phải suy nghĩ kỹ trước khi tấn công.

Tuy nhiên vị quan chức này cũng nhấn mạnh, “điều thực sự ảnh hưởng đến quyết định của Nga là quy mô răn đe của Mỹ. Châu Âu sẽ cần ít nhất một thập kỷ chi tiêu khoảng 6-7% GDP nếu muốn đạt tới quy mô như vậy và có thêm 1.000 đầu đạn hạt nhân.

Ông Macron đă nhiều lần nhấn mạnh rằng một tổng thống Pháp sẽ luôn có quyền quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, Pháp cần làm rơ về học thuyết hạt nhân và cách thức nước này hỗ trợ các đồng minh châu Âu.

“Nếu mỗi câu hỏi mà các đồng minh của chúng ta đặt ra, câu trả lời chỉ là hăy tin tưởng chúng tôi, tổng thống Pháp sẽ hành động khi thấy thích hợp, th́ chúng ta đang không tạo ra điều ǵ thực sự yên tâm cho các đồng minh của ḿnh”, ông Camille Grand, một cựu quan chức NATO, hiện đang làm việc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu nói.

Một kịch bản khả thi là Pháp ra một tuyên bố với các quốc gia đồng minh tương tự như đă làm với Anh cách đây 30 năm, hoặc liên liên kết với các điều khoản pḥng thủ chung của EU.

Năm 1995, Anh và Pháp đă nói trong tuyên bố Chequers rằng họ không thể thấy một t́nh huống nào mà “lợi ích sống c̣n của một trong hai quốc gia có thể bị đe dọa mà có lợi ích sống c̣n của quốc gia kia không bị đe dọa”.

Một bước đi khác là tổ chức các cuộc tập trận và huấn luyện chung nhiều hơn để gửi tín hiệu đến Nga rằng các đồng minh châu Âu đang gắn bó chặt chẽ với nhau. Năm 2022, một máy bay tiếp nhiên liệu của Italy đă lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hạt nhân của Pháp, các hoạt động chung như vậy có thể được tổ chức thường xuyên hơn.

Đầu tháng 3, Pháp đă tiếp đón các đại sứ NATO tại căn cứ không quân Istres để họ có thể t́m hiểu thêm về răn đe hạt nhân của Pháp.

Bruno Tertrais, một chuyên gia hàng đầu về răn đe hạt nhân, cho rằng Pháp có thể gửi “một tín hiệu hoạt động mạnh mẽ” bằng cách tạm thời triển khai các máy bay chiến đấu Rafale không có đầu đạn hạt nhân đến các căn cứ của “các đối tác lo lắng nhất của chúng ta, như Ba Lan”. Paris cũng có thể t́m cách tham gia NPG của NATO với tư cách là quan sát viên.

Đi xa hơn nữa sẽ đ̣i hỏi một sự thay đổi hoàn toàn trong chiến lược hạt nhân của Pháp cũng như của các đồng minh châu Âu - một sự thay đổi sẽ không cần thiết và chỉ hợp lư khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi vai tṛ bảo vệ châu Âu.