Log in

View Full Version : Mỹ áp thuế 104% hàng Trung Quốc, Trump và Tập ai sẽ nhượng bộ trước?


vuitoichat
04-09-2025, 16:00
Theo như có một số nhà phân tích cho rằng thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc, buộc nước này phải tái cấu trúc nền kinh tế và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa. Liệu Trung Quốc có cầm cự được trước đ̣n trả đũa này của Mỹ, sau khi Nhà Trắng đă xác nhận thuế quan của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc tăng lên 104%, chính thức có hiệu lực theo giờ Washington.

Theo tuyên bố từ Nhà Trắng, động thái này được đưa ra "nhằm phản ánh thực tế rằng Trung Quốc đă tuyên bố sẽ trả đũa Hoa Kỳ."

Sau khi ông Trump công bố mức thuế 34% được gọi là "đối ứng" đối với hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc cũng lập tức đáp trả khi áp mức thuế đối ứng 34% lên hàng hóa nhập từ Mỹ.

Chỉ có một số sản phẩm như ô tô, chất bán dẫn, thép và nhôm được hưởng mức thuế thấp hơn trong đợt mới này.

Bắc Kinh không có dấu hiệu nhượng bộ trước đ̣n thuế của ông Trump và cam kết sẽ áp mức thuế riêng đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.

Các mức thuế quan đánh lên hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ khoảng 60 quốc gia, được Tổng thống Donald Trump gọi là "những kẻ vi phạm tồi tệ nhất", đă chính thức có hiệu lực.

Trung Quốc hiện phải đối mặt với mức thuế quan lớn nhất là 104%. Đây là sự kết hợp của mức thuế 20% đă áp dụng trước đó, mức thuế 34% đối ứng được công bố vào tuần trước và phần tăng thêm 50 điểm phần trăm do ông Trump áp dụng chỉ mới vài giờ sau khi Bắc Kinh từ chối rút lại mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ.

Kịch bản xấu nhất

Một số nhà phân tích cho rằng thuế quan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc, buộc nước này phải tái cấu trúc nền kinh tế và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Trên thực tế, bất kỳ mức thuế nào trên 35% sẽ ăn sạch toàn bộ lợi nhuận mà các doanh nghiệp Trung Quốc kiếm được từ việc xuất khẩu sang Mỹ hoặc Đông Nam Á, theo lời bà Dan Wang từ công ty tư vấn Eurasia Group.

"Bất kỳ mức thuế nào cao hơn mức đó chỉ mang tính biểu tượng", bà nói, trích dẫn số liệu của ngành.

Bà cũng cảnh báo rằng Trung Quốc có khả năng sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% nếu nền kinh tế của nước này đóng cửa thương mại.

"Mức tăng trưởng sẽ thấp hơn nhiều v́ ngành xuất khẩu đóng góp từ 20% đến 50% vào mức tăng trưởng kể từ đại dịch Covid".

Ông Tim Waterer từ công ty môi giới KCM Trade cho biết thuế nhập khẩu 104% sẽ không "bền vững [đối với Trung Quốc], xét đến động lực xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc".

"Trong ngắn hạn, họ có thể cầm cự, nhưng để vượt qua mức thuế quan này trong dài hạn, Trung Quốc sẽ phải thực hiện những thay đổi về về mặt cấu trúc, chẳng hạn như tái cân bằng nền kinh tế của họ", ông nói thêm.

Kinh tế gia tại công ty Oxford Economics, bà Louise Loo, nói với BBC rằng "hành động trả đũa và phản đ̣n từ Trung Quốc gần như là điều chắc chắn trong giai đoạn này".

Nhà kinh tế học có trụ sở tại Singapore này cho biết các biện pháp đáp trả của Trung Quốc có khả năng sẽ "người tám lạng kẻ nửa cân" và cho rằng Bắc Kinh vẫn đang "để ngỏ cánh cửa cho đàm phán thương mại".

"Chúng tôi nghĩ rằng giữa Trump, Tập và... Powell [Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ] th́ ông Trump có khả năng sẽ là người nhượng bộ trước tiên", bà Loo nói thêm.

"Kịch bản tệ nhất - nếu ḍng chảy thương mại song phương biến mất hoàn toàn giữa hai nước - th́ sẽ khiến Trung Quốc mất 3% GDP", bà Loo nhận định.

"Có thể Trung Quốc không có đủ phương tiện tài chính để bù đắp hoàn toàn cho con số 3% đó trong năm nay, nhưng về dài hạn, thương mại của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới nổi khác, điều này sẽ giúp giảm nhẹ hậu quả."

"Kịch bản xấu nhất" nói trên được các chuyên gia đánh giá là không có khả năng xảy ra ở thời điểm này.
https://i.postimg.cc/fbyDYKQZ/b7e39410-14fa-11f0-a455-cf1d5f751d2f-jpg.webp
Nhà Trắng cũng đă xác nhận rằng các kiện hàng nhỏ, giá rẻ của Trung Quốc sẽ không c̣n được miễn thuế bắt đầu từ ngày 2/5, theo một sắc lệnh hành pháp sửa đổi của ông Trump được công bố hôm nay.

Những mặt hàng này sẽ phải chịu mức thuế là 90% giá trị hoặc 75 đô la cho mỗi món hàng, mức thuế này sẽ tăng lên 150 đô la sau ngày 1/6.

Trước đây, hàng hóa từ Trung Quốc và Hồng Kông có giá trị dưới 800 đô la được hưởng chính sách miễn thuế theo ngưỡng de minimis - nghĩa là được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thuế.

Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đáng kể nhất đến các lô hàng từ các thương hiệu thời trang nhanh như Shein và Temu.

Phóng viên Stephen McDonell của BBC tại Trung Quốc cho biết rằng Bắc Kinh vẫn giữ lập trường cứng rắn trước những lời đe dọa mới nhất từ ông Trump, đồng thời cáo buộc Mỹ là "một lũ bắt nạt."

Trước khi mức thuế 104% được áp xuống, ngày 8/4, Thủ tướng Trung Quốc Lư Cường cho biết nước này có đầy đủ các công cụ chính sách để "bù đắp hoàn toàn" mọi cú sốc tiêu cực từ bên ngoài, đồng thời tái khẳng định sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2025.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cũng đă tuyên bố sẽ không bao giờ chấp nhận động thái "tống tiền của Mỹ" và thề "chiến đến cùng".

Các quốc gia đua nhau đàm phán
https://i.postimg.cc/m2tHb0rN/1e18f650-14f9-11f0-b1b3-7358f8d35a35-jpg.webp
Mức thuế đối ứng mà ông Trump áp lên các nước, trong đó có Việt Nam chịu 46%, được cho là theo hướng "đo ni đóng giày" với từng quốc gia và vùng lănh thổ.

Thư kư báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết gần 70 quốc gia đă liên lạc với Mỹ nhằm hy vọng khởi động quá tŕnh đàm phán để giảm thiểu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump, theo Reuters.

Các quốc gia châu Á đang có phản ứng khác nhau trước các loại thuế nhập khẩu mới. Trong khi Trung Quốc đă đáp trả bằng cách ăn miếng trả miếng th́ nhiều nước khác lại chọn cách gọi điện đàm phán, trong đó có Việt Nam.

Ngày 4/4, trên mạng xă hội Truth Social của ḿnh, Tổng thống Donald Trump viết:

"Tôi vừa có cuộc gọi rất hiệu quả với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người đă nói với tôi rằng Việt Nam muốn cắt giảm Thuế quan xuống mức KHÔNG nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ. Tôi đă thay mặt đất nước cảm ơn ông và nói rằng tôi mong muốn có một cuộc gặp trong tương lai gần."

Ông Tô Lâm, trong khi đó, nói trong cuộc điện đàm rằng ông sẵn sàng giảm thuế hàng Mỹ về 0%, và "đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam," theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn trên đài CNBC của Mỹ vào 7/4, cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói rằng đề nghị của Việt Nam về việc xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ không đủ để chính quyền Mỹ dỡ bỏ các mức thuế mới vừa được công bố vào tuần trước.

Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, bao gồm các sản phẩm quốc pḥng và an ninh.

Những ví dụ về hành vi "gian lận" phi thuế quan mà ông Navarro nêu ra gồm: hàng hóa Trung Quốc trung chuyển qua Việt Nam, hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ và thuế giá trị gia tăng (VAT). Ông Navarro cũng cho rằng "về cơ bản th́ Việt Nam là một thuộc địa của Trung Quốc cộng sản".

"Trung Quốc dùng Việt Nam làm điểm trung chuyển để né thuế," ông nói.

Ngoài Việt Nam, ông Trump chia sẻ trên Social Truth rằng ông đă có một "cuộc gọi tuyệt vời" với ông Han Duck-soo, quyền tổng thống Hàn Quốc, và cho biết hai bên "đang trong khuôn khổ và có khả năng đạt được một THỎA THUẬN tuyệt vời cho song phương".

Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố rằng: "Trung Quốc cũng rất muốn đạt được một thỏa thuận, nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu. Chúng tôi đang chờ cuộc gọi từ họ. Điều đó sẽ xảy ra!"

Trong khi đó, hăng tin Reuters cho biết Ấn Độ cũng đang đàm phán với Nhà Trắng, và có thể sẽ cắt giảm mức thuế lên tới 23 tỷ đô la đối với hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào nước này - như một phần trong nỗ lực giảm chi phí xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ.