PDA

View Full Version : EU sẵn sàng trả đũa Mỹ với các biện pháp «chưa từng có», nếu đàm phán thất bại


vuitoichat
04-11-2025, 16:28
Theo như Liên Hiệp Châu Âu đă được khối 27 nước thông qua hôm trước sẵn sàng triển khai các biện pháp đối phó «chưa từng có», trong đó có việc đánh thuế các đại tập đoàn kỹ thuật số của Mỹ, khiến sau khi tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố đ́nh chỉ áp «thuế đối ứng» với thế giới, trừ Trung Quốc, trong 90 ngày, th́ liên Âu đă quyết định ngừng các biện pháp trả đũa.
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2512918&stc=1&d=1744388627
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, phát biểu với các nhà báo, tại trụ sở Ủy Ban ở Bruxelles, Bỉ, ngày 09/04/2025. AP - Omar Havana

Hôm qua 10/04/2025, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố đ́nh chỉ áp « thuế đối ứng » với thế giới, trừ Trung Quốc, trong 90 ngày, Liên Hiệp Châu Âu quyết định ngừng các biện pháp trả đũa, đă được khối 27 nước thông qua hôm trước. Tuy nhiên, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh : Bruxelles sẵn sàng triển khai các biện pháp đối phó « chưa từng có », trong đó có việc đánh thuế các đại tập đoàn kỹ thuật số của Mỹ.

Trả lời báo Anh Financial Times, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hy vọng đạt được một thỏa thuận thương mại « hoàn toàn cân bằng » với Mỹ, trong giai đoạn tạm ngưng 90 ngày này. Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh Liên Âu đang chuẩn bị một loạt biện pháp trả đũa, trong đó có việc đánh thuế « thu nhập quảng cáo » đối với các dịch vụ của các tập đoàn kỹ thuật số của Mỹ. Và kể cả việc sử dụng « công cụ chống áp chế », cho phép ngăn chặn đầu tư nước ngoài vào các dự án công tại châu Âu, vốn là biện pháp trừng phạt mang tính răn đe, và chỉ được áp dụng khi không đạt được thỏa hiệp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay, trên mạng X, cũng cảnh báo, việc Mỹ tạm ngừng mức tăng thuế ở 10% là một giai đoạn « ngừng nghỉ mong manh », và châu Âu cần tiếp tục « huy động mọi tiềm năng để tự vệ », « sẵn sàng mọi biện pháp trả đũa ». Mục tiêu của châu Âu trong giai đoạn đàm phán hiện nay với Mỹ, là Washington phải « rút toàn bộ các khoản thuế bất công ».

Theo AFP, bộ trưởng Tài Chính các nước Liên Âu họp hôm nay tại Vacxava (Ba Lan) để bàn phối hợp các biện pháp đối phó, nếu thương thuyết với Mỹ thất bại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, khi tiếp thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh, hôm nay, kêu gọi Liên Âu và Trung Quốc « cùng nhau kháng cự » lại cuộc chiến tranh thương mại của tổng thống Trump.

Mỹ và Trung Quốc gia tăng áp lực thuế quan với nhau

Tăng thuế hải quan là đ̣n mà hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng khai thác để gây áp lực với nhau. Đáp trả Washington áp thuế 145 % nhắm vào hàng Trung Quốc kể từ ngày 10/04/2025, Bắc Kinh lập tức trả đũa khi loan báo cũng sẽ đánh thuế hàng Mỹ xuất khẩu sang Hoa Lục 125%.

Báo Anh Financial Times trích dẫn thông cáo ngày 11/04 của bộ Tài Chính Trung Quốc cho biết, biện pháp thuế 125 % đánh vào hàng Mỹ có hiệu lực từ ngày 12/04. Trong văn bản này, Bắc Kinh nhấn mạnh sẽ không tiếp tục chạy đua với Washington để tăng thêm thuế hải quan v́ với những mức thuế hiện tại, (Mỹ áp 145%, Trung Quốc tăng lên 125%), hai nước đều khó có thể nhập hàng của nhau. Câu hỏi đặt ra là trao đổi thương mại song phương sẽ tồn tại được bao lâu với mức thuế « trên trời như vậy ». Thế nhưng, trước mắt Trung Quốc và Mỹ vẫn là những đối tác quan trọng của nhau như thông tín viên RFI Cléa Broadhurst từ Bắc Kinh giải thích.

« Mỹ vẫn đang xuất khẩu một khối lượng lớn nông phẩm sang Trung Quốc như đậu nành, ngô (bắp), thịt heo, thịt ḅ… đó là những mặt hàng cần thiết cung ứng cho thị trường thực phẩm của Trung Quốc. Về năng lượng, trao đổi song phương vẫn được duy tŕ : Trung Quốc nhập khẩu khí hóa lỏng, dầu thô của Mỹ, cho dù khối lượng dao động tùy theo thời điểm căng thẳng trong quan hệ song phương.

C̣n đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp không thể thiếu đối với nhiều đồ tiêu dùng. Đồ nội thất, quần áo, đồ chơi, máy móc điện tử … Hàng của Trung Quốc vẫn đầy trên các giá kệ của các cửa hiệu ở Mỹ. Những nhăn hiệu lớn như Apple chủ yếu vẫn sản xuất tại Trung Quốc, cho dù một số cơ sở đă được dời sang Ấn Độ hay Việt Nam.

Tuy nhiên Bắc Kinh xoáy vào điểm yếu của Hoa Kỳ khi hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Đây là những chất liệu được sử dụng để chế tạo điện thoại thông minh, động cơ cho ô tô điện, hay để chế tạo tên lửa … Trung Quốc khai thác một cách thận trọng nhưng có hiệu quả lợi thế này. Giới hạn xuất khẩu sang Mỹ, và thậm chí là ngừng một số các hợp đồng, có nghĩa là nhắm thẳng tử huyệt của nền công nghiệp Hoa Kỳ. Đây là một công cụ rất lợi hại nhưng cũng đầy tính rủi ro. Bởi v́ về lâu dài, việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ đa dạng hóa nguồn cung ứng ».

Việt Nam dự định siết chặt kiểm soát hàng hóa Trung Quốc

Hăng tin Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với chính phủ Việt Nam, cho biết Hà Nội đang tính toán đến việc siết chặt kiểm soát đối với hàng hóa Trung Quốc được vận chuyển qua lănh thổ Việt Nam để xuất sang Mỹ. Với biện pháp này, Việt Nam hy vọng có thể khiến Washington giảm mức thuế nhập khẩu mới công bố từ 46% xuống khoảng từ 22% đến 28%.

Trước đó, hôm 03/04, chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới, Văn pḥng chính phủ Việt Nam đă tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các chuyên gia thương mại. Nguồn tin cho biết trong cuộc họp, các quan chức bộ Thương Mại và Hải Quan được chỉ đạo phải siết chặt kiểm soát và được giao thời gian hai tuần để đề ra kế hoạch đối phó với việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc. Hạn cuối có thể được gia hạn đến cuối tháng 4.

Hà Nội cũng đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với các hàng hóa nhạy cảm được vận chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc qua lănh thổ Việt Nam. Đây là các hàng hóa có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, như vi mạch bán dẫn, theo một dự thảo nghị định mà Reuters đă xem.

Về quan hệ với Trung Quốc, nguồn tin cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Hà Nội muốn thận trọng để không làm phật ư Bắc Kinh. Một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đă trả lời câu hỏi của Reuters rằng, thương mại giữa Bắc Kinh và Hà Nội "về cơ bản là t́nh huống đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp với lợi ích lâu dài của ḿnh và t́nh h́nh hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Việt Nam."

Đề xuất về việc kiểm soát hàng hóa Trung Quốc được Hà Nội đưa ra trong bối cảnh các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, bày tỏ lo ngại về việc hàng hóa Trung Quốc được chuyển đến Mỹ với nhăn "Made in Vietnam" để tránh mức thuế nhập khẩu cao. Dữ liệu thương mại chính thức cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong những năm gần đây tăng cao chủ yếu là nhờ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.